Các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu trên chuột và phát hiện khi nguyên bào sợi kích hoạt protein FAP sẽ phát huy tác dụng ngăn chặn tế bào miễn dịch cơ thể tấn công tế bào ung thư.
Ảnh minh họa: iStockphoto/Sebastian Kaulitzki
Đồng thời khi nguyên bào sợi phá hủy protein FAP sẽ khiến cho tế bào ung thư mất hoàn toàn khả năng chống lại hệ miễn dịch.
Việc điều chế vắc xin ung thư trên cơ sở nghiên cứu này có thể giúp hệ miễn dịch cơ thể người tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu phương pháp này thành công sẽ giúp giới khoa học thay đổi triệt để tình trạng điều trị ung thư hiện nay.
Douglas Phelan chuyên gia miễn dịch thuộc Đại học Cambridge cho biết trước kia giới khoa học luôn tìm cách lợi dụng hệ miễn dịch cơ thể để đối phó với bệnh ung thư, tuy nhiên những nỗ lực đó đều đi đến thất bại. Hiển nhiên, trong cơ thể người tồn tại một loại protein có thể "nằm vùng" thậm chí nuôi dưỡng tế bào ung thư.
Do đó việc phá hủy loại protein này sẽ khiến cho các khối u hoàn toàn mất đi khả năng chống đỡ, qua đó sẽ bị hệ miễn dịch tiêu diệt.
Protein FAP có mối quan hệ với nhiều loại ung thư như ung thư tuyến vú, ung thư ruột và ung thư phổi, và tồn tại phổ biến trong tế bào gốc trung mô.
Các nhà khoa học đã tiến hành sửa đổi gen của chuột thí nghiệm để chúng có thể sẵn sàng ngăn chặn sự sản sinh protein FAP. Sau đó tiếp tục để chuột thí nghiệm mắc ung thư phổi. Kết quả phát hiện khi protein FAP bị ngăn chặn, tế bào ung thư phổi sẽ bị phá hủy, tế bào ung thư bắt đầu tử vong với tốc độ nhanh.
Theo các nhà khoa học, nghiên cứu trên giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn vì sao hệ miễn dịch cơ thể có thể phá hủy các loại bệnh tật khác, tuy nhiên lại không thể phá hủy được tế bào ung thư.
Nhà khoa học Douglas Phelan cho biết mặc dù nghiên cứu trên vẫn dừng lại ở giai đoạn đầu, tuy nhiên tình trạng phát sinh khối u ở chuột thí nghiệm nhiều khả năng cũng sẽ xuất hiện ở các tế bào khối u trên cơ thể người.
Các nhà khoa học dự kiến tiếp tục thí nghiệm để làm rõ hơn ảnh hưởng của protein FAP đối với hệ miễn dịch cơ thể người.