Quái vật, ma quỷ và thần thánh: Tại sao chúng ta lại tin? (Phần II)

  •   3,414
  • 29.959

Quái vật ngày nay có ở mọi người, niềm tin mà con người dành cho chúng cũng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Tại sao chúng ta lại tin vào quái vật, ma quỷ và thần thánh?

Có liên quan đến tín ngưỡng hay không?

Đôi khi niềm tin vào lời nguyền cũng lan truyền cùng với tín ngưỡng, như trường hợp xảy ra vào năm 2005 khi nhà truyền giáo Tin Lành nổi tiếng John Hagee (lời xác nhận của ông rất có sức hút và được ứng viên tổng thổng John McCain tiếp nhận) nói rằng cơn bão Katrina xảy ra là do Chúa phẫn nộ với đoàn diễu hành khêu gợi được lên lịch diễn ra vào thứ hai đúng ngày xảy ra cơn bão.

Hagee lặp lại niềm tin của mình vào năm 2006 rằng: “Tôi tin rằng New Orleans đã khiến Chúa tức giận, nên họ phải hứng chịu hình phạt của Chúa vì điều đó”.

Điều này có thể khiến mọi người cho rằng tín ngưỡng và các niềm tin kỳ quái có quan hệ với nhau.

Nhưng trong một cuộc khảo sát năm 2004, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Baylor lại phát hiện ra điều ngược lại.

Rod Stark – thành viên nhóm nghiên cứu – cho biết: “Niềm tin vào những điều kỳ quái không hề liên quan đến niềm tin tôn giáo”.

Một nghiên cứu khác thực hiện với 391 sinh viên đại học tại Hoa Kỳ thực hiện vào năm 2000 phát hiện ra rằng những người tham gia không tin vào đạo Tin Lành lại đa số tin vào thuyết đầu thai, sự liên hệ với người chết, UFO, thần giao cách cảm, tiên tri, trang thái xuất thần hay cứu chữa. Những người có tin vào đạo Tin Lành lại có xu hướng tích trữ những thông tin kỳ quái thấp nhất. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Wheaton viết: “Nghiên cứu phản ánh phần nào quan điểm của những người theo đạo Cơ đốc xem trọng những hình phạt trong kinh thánh đối với các hoạt động dị thường”.

Quái vật, ma quỷ và thần thánh: Tại sao chúng ta lại tin? (Phần II)

Nhà tâm lý học Cronk cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ với 80 sinh viên đại học nhưng lại không hề phát hiện ra mối liên hệ nào giữa tín ngưỡng và niềm tin huyền bí.

Nhưng một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2002 tại Canada lại phát hiện ra mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo vào niềm tin huyền bí. Cronk phát hiện ra điều đó trong số nhiều lời giải đáp khác, người Canada không có hệ thống niềm tin giống người Mỹ.

Cronk cho biết: “Tôi đoán rằng tín ngưỡng có liên quan đến cách mà bạn được nuôi dưỡng, nhưng ít liên hệ đến di truyền. Những người có tính nhạy cảm di truyền cao đối với “kiến thức dựa trên niềm tin” có thể có tín ngưỡng mạnh hoặc sẽ có niềm tin vào những điều huyền bí tùy thuộc theo cách mà họ được nuôi dưỡng. Những người ít nhạy cảm với cách hình thành niềm tin nói trên có thể sẽ vẫn có tín ngưỡng mạnh nếu họ sinh trưởng trong một gia đình có tôn giáo”.

Tín ngưỡng và huyền bí

Mencken – nhà xã hội học thuộc đại học Baylor – cho rằng tục hiến tế và dấu thánh (để ngăn các suy nghĩ không xâm nhập vào quy tắc của dòng tộc) đã giúp tín ngưỡng tránh xa những điều huyến bí. Ông có hai bài báo sắp được công bố dựa trên một nghiên cứu quy mô quốc gia với sự tham gia của 1700 người.

Bài báo đầu tiên sẽ được công bố trên tờ Sociology of Religion vào năm 2009 tiết lộ:

Trong số những người theo đạo Cơ đốc, những người đi nhà thờ thường xuyên (tiếp xúc với dấu thánh và tục tế lễ trong giáo đoàn) rất ít tin vào những điều huyền bí. Ngược lại, những người theo đạo Cơ đốc không thường xuyên đi nhà thờ (chỉ khoảng 1 đến 2 lần trong năm) lại có xu hướng tin vào những điều huyền bí cao nhất”.

Quái vật, ma quỷ và thần thánh: Tại sao chúng ta lại tin? (Phần II)

Với nhóm thứ ba, ông gọi là những người theo chủ nghĩa tự nhiên, không có quan điểm siêu nhiên, không theo đạo Cơ đốc hay tin vào những điều huyền bí.

Một bài viết khác sẽ được công bố vào tháng 12 trên tờ Review of Religious Research cho thấy những người đi nhà thờ “có xu hướng xem tử vi, xin ý kiến tâm linh, hay mua các vật dụng của giáo phái tin vào những điều thần bí ít nhất”. “Tuy nhiên trong số những người theo đạo Cơ đốc không đi nhà thờ, tỉ lệ những người mang các hiện tượng kể trên cao hơn nhiều”.

Được giáo dục để tin

Tuy nhiên việc định hình một người tin vào Bigfoot đặc trưng lại đầy thử thách cũng giống như việc xác định phương pháp khoa học của tâm linh.

Stark cho biết: “Đáng ngạc nhiên là những người tin vào những điều huyền bí không hề có liên quan đến giáo dục. Ph.D giống như các ký tự bị bỏ rơi trong trường học để mà tin vào Bigfoot, quái vật hồ Loch Ness, ma quỷ, vân vân”.

Nghiên cứu thực hiện với các sinh viên đại học vào năm 2006 do Bryan Farga thuộc đại học thành phố Oklahoma cùng với Gary Steward Jr. thuộc đại học trung tâm Oklahoma đã mang lại kết luận tương tự. Niềm tin vào những điều huyền bí – từ thuật tử vi cho đến việc giao thiệp với người đã chết – tăng lên ở bậc đại học, từ 23% ở sinh viên năm thứ nhất cho đến 31% ở các sinh viên năm sau và 34% ở các nghiên cứu sinh.

Bader – nhà xã hội học thuộc đại học Baylor – cùng các cộng sự đã phối hợp với tổ chức Gallup để thực hiện một khảo sát quốc gia với sự tham gia của 1721 người vào năm 2005. Khảo sát của họ đã có được con số gần 30% số người tham dự tin rằng có thể ảnh hưởng tới thế giới tự nhiên chỉ nhờ ý nghĩ. Khoảng 30% người không chắc chắn về quan điểm này. Trên 20% cho rằng có thể giao tiếp với người đã chết. Gần 40% tin rằng nhà có ma ám.

Khi được hỏi “liệu có ngày nào đó khoa học sẽ phát hiện được các sinh vật như Bigfoot và quái vật hồ Loch Ness hay không”, 18,8% đã đồng ý trong khi 25,9% không chắc chắn.

Trong một ngôi làng xa xôi trên dãy Himalaya, niềm tin vào họ hàng của Bigfoot là người tuyết Himalaya đối với một số người chính là biểu hiện của sự ngu dốt.

Các phương tiên truyền thông đại chúng mất trí

Các tin tức quảng cáo phiến diện có ở khắp nơi về những điều huyền bí ngày nay, dù là ở trên tivi hay trên Internet, đều làm lan truyền những chuyện hoang đường cũng như những chuyện dân gian khéo léo hơn bất cứ một người kể chuyện nào. Những chuyện hoang đường và niềm tin giả trang thành tin tức và sự kiện, đáp ứng cơn khát 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần của những người dễ bị lung lay.

Các nhà khoa học đang phải đối mặt với nhiệm vụ không tưởng: chứng minh một thứ không hề tồn tại. Chúng ta có thể chứng minh viên đá tồn tại. Nhưng chúng ta không thể chứng minh Bigfoot hay ma quỷ hay thần thành không tồn tại. Những người cung cấp các đồ dùng có hình Bigfoot hay ngành tâm linh kiếm ra tiền lại biết điều này rất rõ.

Cronk chỉ ra rằng: “Rất nhiều người có khả năng huyền bí khẳng định năng lực của họ chỉ đôi lúc phát huy, hay năng lực không linh ứng nếu như có người nào đó không tin ở trong phòng”.

Trong trường hợp xét nghiệm ADN của Bigfoot, người đề xuất Tom Biscardi (mới đây ông vừa sản xuất một bộ phim về Bigfoot, ông cũng có hứng thú với các tin tức báo chí gây tò mò) đã khéo léo né tránh viên đạn làm bùng nổ chuyện hoang đường bằng cách khẳng định mẫu ADN đã bị hỏng.

Tiền thậm chí cũng thúc đẩy cả luật pháp nhìn nhận theo một cách khác.

Về vụ phát hiện con chupacabra tại Cuero, Texas, Zavesky – quận trưởng cảnh sát hạt DeWitt nói: “Thật thú vị. Chúng ta vẫn không biết nó là con gì”.

Tất nhiên hạt của ông, đặc biệt là thị trấn Cuero, đã được đặt cho cái tên “Thủ đô Chupacabra của thế giới” đồng thời thu được rất nhiều lợi nhuận từ khách du lịch đến thăm “con quái vật”

Trong khi vị quận trưởng cảnh sát rất lo lắng liệu có con vật hút máu dê ẩn náu trong thị trấn hay không, Zavesky lại chẳng hề vội vã đi bắn con quái vật rồi dập tắt câu chuyện hoang đường. Ông nói: “Nó mang lại cho chúng tôi sự quan tâm của mọi người. Chúng tôi chưa sẵn sàng để chấm dứt chuyện này”.

Trà Mi (Theo LiveScience)
  • 3,414
  • 29.959