Quan sát chi tiết Mặt trăng của sao Hỏa

  •  
  • 793

Tàu vũ trụ với bộ phận quan sát tinh vi của NASA đã ghi lại được những chi tiết rất nhỏ của mặt trăng Phobos (một trong hai mặt trăng của sao Hỏa) và khám phá ra những chi tiết chưa từng được ghi lại của vệ tinh hình củ khoai tây. Con tàu này đã làm một chuyến khám phá Phobos trong khi đang tạm dừng nhiệm vụ chính là tìm kiếm một khu vực hạ cánh mới trên sao Hỏa.

Các nhà khoa học rất quan tâm đến việc phân tích chi tiết những hình ảnh này để có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc của vệ tinh trên, nhưng các bức ảnh được công bố vào thứ Tư vừa rồi lại phù hợp với quan điểm mỹ học trước đây.

Kính lọc sắc đỏ, xanh tím và cận hồng ngoại trên máy ảnh có độ phân giải cao của tàu do thám sao Hỏa (MRO) được sử dụng để tạo ra hình ảnh ba chiều của Phobos và vài đường nét nổi bật nhất của nó như đường kính một miệng núi dài 5,5 dặm có tên là Stickney.

Các nhà khoa học cho rằng những ngôi sao nhỏ và sao băng rơi xuống tạo nên miệng núi Stickney đã tác động rất lớn đến Phobos, gần như làm nó vỡ ra thành từng mảnh. Các hình ảnh từ tàu MRO đã chỉ ra rằng vành miệng của Stickney được hình thành từ nhiều vật liệu khác biệt so với các vùng xung quanh nó.

Nathan Bridges, một nhà khoa học của tàu MRO tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực tại Pasadena, California phát biểu: “Dựa vào sự tương tự về chất liệu trên mặt trăng của chúng ta, có thể thấy các vật liệu của Stickney mới hơn và chưa bị phơi bày trong vũ trụ lâu như các phần bề mặt còn lại của Phobos.”

Tàu MRO còn ghi lại được sự lở đất dọc theo các vách của Stickney và các miệng núi khác, bao gồm cả quá trình hình thành trên mảng tối của mặt trăng mà trước đây chưa được khám phá. Đây là phần được chiếu sáng bởi ánh sáng phản chiếu từ sao Hỏa.

Giống như mặt trăng của Trái đất, Phobos và mặt trăng còn lại Demos cũng có quỹ đạo theo thủy triều cố định so với sao Hỏa, khiến một nửa còn lại của mỗi mặt trăng chìm trong bóng tối.

Mặc dù các tàu vũ trụ khác đã từng bay lại gần Phobos hơn, nhưng các hình ảnh của MRO cung cấp vẫn là những hình ảnh có chất lượng cao nhất. Các nhà khoa học cho rằng trên Phobos có thể có nước đóng băng và các vật liệu giàu carbon cần thiết cho việc định cư trên sao Hỏa sau này.

Tàu MRO chụp những bức ảnh trên vào ngày 23 tháng 03 vừa rồi khi mà mặt trăng Phobos đang ở cách nó khoảng 4.200 dặm. Tại khoảng cách này, máy ảnh của con tàu có thể phân giải các chi tiết nhỏ nhất với đường kính là 50 feet. Phobos có đường kính khoảng 13,5 dặm và các nhà khoa học đặt giả thiết nó có thể là một hành tinh nhỏ bị sức hút của sao Hỏa kéo ra khỏi quĩ đạo của mình.

Hình ảnh Phobos – vệ tinh hình củ khoai tây. (Ảnh: NASA/JPL/University of Arizona)


Miệng núi Stickney. (Ảnh: NASA/JPL/University of Arizona)

Bùi Linh Ngân (Theo DiscoveryNews)
  • 793