Quốc gia duy nhất trên thế giới không thải ra CO2, thậm chí còn hút bớt đi

  •   42
  • 3.687

Quốc gia này thậm chí hút được số carbon cao gấp 4 lần so với lượng thải ra.

Gần như tất cả các nước trên thế giới có chỉ số carbon dương - tức là tổng lượng khí nhà kính thải ra lớn hơn lượng khí hấp thụ vào.

Hiển nhiên, với xu hướng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, các quốc gia trên thế giới đang buộc phải tìm cách đưa lượng khí thải về gần với mốc 0 nhất có thể, dù điều này là thực sự khó khăn.

Bhutan là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Bhutan là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Vậy mà có một quốc gia, không những mức carbon đi về cột trung tính, mà còn xuống thẳng số âm. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới làm được chuyện này, khi lượng khí nhà kính loại bỏ cao hơn gấp 4 lần so với lượng khí thải ra.

Đó là Bhutan - nơi đồng thời cũng là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Nhưng điều gì đã giúp họ làm được điều đó? Theo Hội đồng khí hậu thuộc chính phủ Úc, Bhutan hội tụ rất nhiều yếu tố giúp câu chuyện kỳ diệu này xảy ra.

Với diện tích nhỏ, ở vùng núi, lại không phải đất nước công nghiệp, Bhutan chỉ có khoảng 800.000 cư dân sinh sống.

Điều này có nghĩa nhu cầu năng lượng ở quốc gia này là rất thấp, không bị quá tải như nhiều quốc gia khác. Đó là chưa kể, Bhutan sở hữu hệ thống sông rất dày, giúp họ có được hệ thống thủy điện cực mạnh, đủ dư thừa để xuất khẩu sang các quốc gia lân cận.

Yếu tố tiếp theo là khu rừng rậm khổng lồ bao bọc xung quanh Bhutan - thứ giữ lại một lượng không nhỏ khí CO2 thải ra. Cũng bởi vậy, chính phủ Bhutan đã ra sắc lệnh luôn phải giữ tối thiểu 60% diện tích quốc gia là rừng.

Nhu cầu năng lượng ở quốc gia này là rất thấp.
Nhu cầu năng lượng ở quốc gia này là rất thấp.

Cũng cần chú ý rằng Bhutan có chính sách đầu tư đặc biệt vào xe điện, các loại phương tiện sạch để bảo vệ môi trường. Mọi dự án mang tính chất xanh - sạch đều được chính phủ trợ giúp.

National Geographic cũng từng nhận xét: "Bhutan đã xây dựng tính bền vững (sustainability) trở thành bản chất quốc gia rồi".

Vậy tại sao không toàn cầu hóa Bhutan?

Mọi chuyện không đơn giản như vậy đâu. Tất nhiên, mỗi quốc gia có một đặc điểm riêng, một cơ sở hạ tầng riêng.

Quốc gia nào sở hữu thủy điện (như Bồ Đào Nha), địa nhiệt điện (như Iceland), mạng lưới điện xây dựng tốt, ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chính sách ưu tiên giảm carbon... đều sẽ có lượng khí thải nhỏ hơn bình thường. Còn nếu không được như vậy, thì hiển nhiên lượng khí thải ra sẽ nhiều hơn.

Những gì Bhutan đã làm quả thực rất kỳ diệu, và các quốc gia khác có thể học hỏi
Những gì Bhutan đã làm quả thực rất kỳ diệu, và các quốc gia khác có thể học hỏi.

Đầu tư vào một hệ thống điện sạch với quy mô toàn cầu cũng có thể khả thi, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề đưa lượng carbon thải ra về mức 0. Bởi vì, nguồn năng lượng sạch mà đủ mạnh để cung cấp cho tất cả chỉ có thể là điện nguyên tử - tương đối nguy hiểm. Đó là chưa tính đến số lượng các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch nữa.

Những gì Bhutan đã làm quả thực rất kỳ diệu, và các quốc gia khác có thể học hỏi. Nhưng đưa lượng carbon toàn cầu về mức 0 thì quả thực rất khó.

Tuy nhiên bù lại, dù Bhutan được biết đến là quốc gia duy nhất có chỉ số carbon âm, nhưng thực ra cũng có một số lãnh thổ đạt được điều đó.

Đó là Chila, Gabon và Romania. Ngoài ra, một số như Mali, Benin, Liberia, Myanmar, Zimbabwe cũng đạt được mốc carbon thải ra rất nhỏ.

Cập nhật: 03/05/2018 Theo helino
  • 42
  • 3.687