Quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu tới 3 thủ đô

Tại sao quốc gia này lại có tới 3 thủ đô?
  •  
  • 2.450

Các quốc gia trên thế giới hầu như đều có ít nhất một thủ đô - nơi được xem là trung tâm hành chính của đất nước. Nhưng cũng có những quốc gia chọn tới 2 thành phố làm thủ đô, điển hình như Malaysia, Sri Lanka, Cộng hòa Séc...

Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi trên thế giới có quốc gia nào sở hữu hơn 2 thủ đô? Bật mí cho bạn biết, đây cũng là quốc gia có nhiều thủ đô nhất trên thế giới.

Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới có tới 3 thủ đô chính thức.
Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới có tới 3 thủ đô chính thức.

Câu trả lời không đâu khác chính là Nam Phi. Hiện tại, đất nước này có 3 thủ đô gồm: Pretoria - thủ đô hành chính, Cape Town - thủ đô lập pháp và Bloemfontein - thủ đô tư pháp. Đây là sự sắp xếp độc đáo để chia sẻ quyền lực giữa các khu vực.

Thủ đô hành chính Pretoria

Pretoria là quê hương của loài phượng tím thường nở rộ vào cuối tháng 10.
Pretoria là quê hương của loài phượng tím thường nở rộ vào cuối tháng 10.

Theo Maps of World, Pretoria là đầu não chính phủ, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan chính phủ cũng như đại sứ quán nước ngoài. Đồng thời, nơi đây cũng là trung tâm văn hóa lớn nhất của Nam Phi, có diện tích 1.644 km², dân số khoảng 2,35 triệu người.

Thủ đô hành chính Pretoria lấy theo tên của Andries Pretorius - một người Phi gốc Âu rất được kính trọng nhưng lại là cha đẻ của chủ nghĩa Apartheid. Vì vậy, từ năm 2005, thủ đô Pretoria được đổi thành Tshware (nghĩa là "Chúng ta bình đẳng").

Thủ đô lập pháp Cape Town

Cape Town còn là một trong những thành phố cảng đẹp nhất thế giới
Cape Town còn là một trong những thành phố cảng đẹp nhất thế giới.

Cape Town là nơi đặt trụ sở của Tòa nhà Quốc hội Nam Phi cùng nhiều cơ quan chính phủ quan trọng khác. Đây cũng là thành phố đông dân thứ hai của Nam Phi.

Thành phố Cape Town nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên rực rỡ, các bến cảng tuyệt đẹp cùng với cảng biển lớn nằm bên bờ Đại Tây Dương. Nơi đây còn có núi Hảo Vọng lừng danh lịch sử và ngọn núi Bàn được coi là kỳ quan của thế giới.

Thủ đô tư pháp Bloemfontein

Trong tiếng Sotho, Bloemfontein gọi là "Mangaung", có nghĩa là "vùng đất săn báo".
Trong tiếng Sotho, Bloemfontein gọi là "Mangaung", có nghĩa là "vùng đất săn báo".

Bloemfontein là nơi có mức độ dân số cao nhất quốc gia này. Thành phố này được đánh giá là nơi thích hợp sinh sống nhất Nam Phi với tỷ lệ phạm tội thấp và điều kiện sống ưu việt.

Thủ đô Bloemfontem còn được mệnh danh là "Đài phun nước" hay "Thành phố hoa hồng" bởi nơi đây có nhiều kiến trúc độc đáo với những vườn hồng rực rỡ và nhiều cơ sở công nghiệp hiện đại.

Tại sao Nam Phi lại có ba thủ đô?

Sở dĩ Nam Phi có ba thủ đô có liên quan đến chủ nghĩa thực dân thời Victoria. Trong lịch sử, Nam Phi từng trải qua thời kỳ cai trị bởi những người gốc Phi và sau đó là thời kỳ thuộc địa của Hà Lan và Vương quốc Anh. Cư dân bị tách ra và chế độ phân biệt chủng tộc được thực hiện. Sự đối xử bất bình đẳng đã thu hút sự lên án trong và ngoài nước, đồng thời cộng đồng quốc tế đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nam Phi trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và thể thao.

Năm 1990, Nam Phi, dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo da màu Nelson Mandela, đã chấm dứt chế độ cai trị của người da trắng và xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Khi Liên bang Nam Phi được thành lập, thủ đô đã gây ra tranh cãi lớn, cuối cùng kế hoạch thành lập ba thủ đô cũng được hình thành.

Thực tế, lựa chọn như vậy cũng thể hiện sự sáng suốt của người lãnh đạo.Trước khi thành lập Liên bang Nam Phi, ở Nam Phi có 4 tỉnh truyền thống, trong đó Bloemfontein là thủ phủ của Free State, Pretoria là thủ phủ của tỉnh Gauteng, Cape Town là thủ phủ của các tỉnh Natal và Cape Good Hope.

Vì Bloemfontein nằm ở trung tâm Nam Phi nên việc đặt cơ quan tư pháp ở đây là hợp lý nhất. Vị trí của Pretoria gần với thành phố lớn nhất đất nước, Johannesburg, và các phương tiện giao thông thuận tiện, cùng với lịch sử lâu đời là nơi đặt trụ sở của các đại sứ quán nước ngoài và các cơ quan chính phủ, khiến Pretoria trở nên thích hợp nhất để tiếp tục các chức năng hành chính của mình. Vì Cape Town đã có quốc hội từ thời thuộc địa nên đây là trụ sở của cơ quan lập pháp.

Cập nhật: 23/07/2024 Theo DNTT/PNVN
  • 2.450