Sao Hỏa đang mất nước nhanh hơn dự tính của các nhà khoa học

  •  
  • 2.333

Hành tinh đỏ tiếp tục khiến các nhà khoa học ngạc nhiên. Vào tháng 11 năm 2019, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự dao động của oxy trên sao Hỏa và nói rằng họ không thể giải thích chúng. Mới đây, hành tinh đỏ lại cho chúng ta một bí ẩn khác.

Vấn đề mất nước trên sao Hoả tiếp tục khiến các nhà khoa học đau đầu.
Vấn đề mất nước trên sao Hoả tiếp tục khiến các nhà khoa học đau đầu.

Sao Hỏa đang mất nước nhanh hơn nhiều so với ước tính trước đây, các nhà khoa học từ Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp cho biết. Trong nghiên cứu mới được công bố, các nhà nghiên cứu khoa học nói rằng trong thời kỳ nóng nhất và nhiều bão của hành tinh, bầu khí quyển sao Hỏa chứa hơi nước gấp 10 đến 100 lần so với nhiệt độ của nó về mặt lý thuyết cho phép.

Franck Montmessin, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà khoa học hành tinh tại Đại học Paris-Saclay cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Space.com, các quá trình này "không được quan sát ở bất kỳ nơi nào khác trong Hệ Mặt trời".

Sự quá bão hòa của nước trong khí quyển cho phép nước chạm tới tầng khí quyển phía trên, điều mà trước đây các nhà khoa học nghĩ là không thể.

Franck Montmessin cho biết các nhà khoa học dự đoán rằng nước sẽ bị giới hạn bởi nhiệt độ lạnh ở trên và bị ràng buộc ngưng tụ thành mây.

Các nhà khoa học cho biết những phát hiện này cho thấy sự bốc hơi nước trên sao Hỏa xảy ra nhanh hơn so với suy nghĩ trước đây. Trong nghiên cứu của họ, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ tàu thăm dò Trace Gas Orbiter, một phần của nhiệm vụ sao hỏa Exo, một chương trình hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu và đối tác Nga, Roscosmos.

Cập nhật: 14/01/2020 Theo Dân Trí
  • 2.333