Sinh tồn ở sa mạc khô cằn nhất thế giới

  •  
  • 5.140

Nhiếp ảnh gia của Nam Phi Hannes Lochner có 2 năm rưỡi làm việc tại sa mạc Kalahari, đã ghi lại được rất nhiều bức ảnh quý giá và những câu chuyện về cuộc sống hoang dã trên sa mạc này. 

Sa mạc Kalahari là vùng đất trải rộng 900.000 km2 ở khu vực Nam Phi, trải dài trên lãnh thổ của các nước Botswana, Namibia và Nam Phi

Các loài động vật ở Kalahari đều phải không ngừng đấu tranh chống lại những kẻ săn mồi tàn nhẫn và cái nóng của sa mạc, để tồn tại.

Một phần của Kalahari là bán sa mạc sẽ trở thành vùng đất chăn thả tuyệt vời sau mỗi mùa mưa, đồng thời có rất nhiều động vật hoang dã sống ở đây.

"Tôi đã dành ra 800 ngày sống trên sa mạc Kalahari, nơi mà tôi yêu thích".

"Nhiếp ảnh gia cần phải truyền đạt được cảm xúc trong mỗi bức ảnh và biến mỗi bức ảnh thành một câu chuyện. Đó là điều mà tôi đang cố gắng làm".

"Để chụp được những bức ảnh của lũ báo, phải chọn đúng thời điểm thích hợp là một giờ sau hoàng hôn hoặc sáng sớm. Lúc đó, nhiệt độ sẽ không làm hỏng các bức ảnh"

"Khi chụp bức ảnh hai con sư tử đang giao phối này, tôi đã phải nằm bò xuống đất và vô cùng sợ hãi. Lũ sư tử đã viếng thăm trại của tôi 5 đêm trong suốt thời gian tôi ở sa mạc và tôi đã 4 lần đụng độ với sư tử".

Mặc dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt, trên 40 độ C vào ban ngày và xuống dưới 0 độ C vào ban đêm, nhưng cuộc sống ở sa mạc vẫn rất phong phú.

"Nguyên tắc vàng của tôi là kiên nhẫn. Tôi đã phải phục ở gần đầm nước trong suốt hai tháng chỉ để chụp được bức ảnh chó rừng săn chim bồ câu. Cần phải rất rất kiên nhẫn".

"Kalahari không giống như sa mạc thuộc công viên quốc gia Kruger Park ở Nam Phi có rất nhiều thảm thực vật, mà nó là sa mạc cát cứng, khô cằn nhất thế giới. Ở vùng đất này, chỉ có những loài mạnh nhất mới có thể tồn tại được. Tôi đã không ít lần tận mắt chứng kiến nhiều con sư tử bị chết vì khan hiếm thực phẩm".


Nguồn: Pravda

Theo KH & ĐS
  • 5.140