Số phận nghiệt ngã của 3 anh hùng Liên Xô: Chết cô độc ngoài vũ trụ, thi thể vẫn còn ấm!

  •   4,810
  • 6.580

Thi thể của người chỉ huy tàu vũ trụ vẫn còn chút hơi ấm đọng lại. Mọi nỗ lực cứu chữa đều bất thành. Các anh đã ra đi trước khi trở về với đất mẹ.

Trong các thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, cuộc chiến tranh không đổ máu giữa Mỹ và Liên Xô (Chiến tranh Lạnh) vẫn diễn ra căng thẳng. Cả người Mỹ và người Liên Xô đều chạy đua với nhau về vũ khí, công nghệ và các chương trình không gian tiêu tốn hàng tỷ đô.

Nếu như Liên Xô "khai súng" với sự kiện đưa con người (phi hành gia Yuri Gagarin) thoát khỏi sức hút của Trái Đất để bay ra ngoài không gian, thỏa mãn ước mơ ngàn năm của nhân loại vào ngày 12/4/1961, thì Mỹ, dĩ nhiên chưa bao giờ chịu ngồi yên, lại "nổ phát súng to hơn tiếp theo" với sự kiện đưa con người lần đầu tiên trong lịch sử đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20/7/1969.

Chỉ đôi năm sau, người Liên Xô "trả miếng" bằng thành tựu công nghệ chưa từng có trong lịch sử: Phát triển Chương trình Salyut với sứ mệnh xây dựng trạm không gian đầu tiên của nhân loại ngoài vũ trụ. Dự án khổng lồ này được Liên Xô thực hiện trong 15 năm liên tục, từ 1971 đến 1986.

Ngày 19/4/1971...

Ngày vui ngắn chẳng tày gang, khi người Mỹ vẫn chưa hết hân hoan với chương trình Apollo đưa người thành công lên Mặt Trăng của NASA, thì Liên Xô nhanh chóng đập tan niềm vui ấy bằng sự kiện thu hút sự chú ý của toàn thế giới: Trạm vũ trụ có phi hành đoàn đầu tiên trong lịch sử khám phá không gian của nhân loại là Salyut 1 phóng thành công ra ngoài quỹ đạo Trái Đất.

Không chỉ đưa người ra vũ trụ, giờ đây Liên Xô còn làm được việc mà con người chưa từng dám ước mơ: Sống và làm việc ngoài không gian rộng lớn.

Hình ảnh trạm vũ trụ Salyut 1 của Liên Xô.
Hình ảnh trạm vũ trụ Salyut 1 của Liên Xô.

Trong 15 năm triển khai, Chương trình Salyut đã phá vỡ hàng loạt kỷ lục về các chuyến bay ra ngoài vũ trụ, trong số đó có kỷ lục về thời gian - lần đầu tiên phi hành đoàn ở ngoài vũ trụ lâu nhất (23 ngày).

Tất yếu, Mỹ và NASA hiểu rõ những khó khăn phải đối mặt khi với Salyut Program, sứ mệnh tiền đề đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển công nghệ cho các trạm không gian trong tương lai, thì họ đã bị dẫn đầu ở khoảng cách khá xa trong cuộc chạy đua không gian với Liên Xô.

Thế nhưng....

Sứ mệnh phóng trạm không gian có người thành công đầu tiên trong lịch sử đã bị lu mờ bởi một tấn bi kịch không thể quên trong lịch sử hàng không của Liên Xô...

Bi kịch tàu Soyuz 11

Khi thực hiện sứ mệnh cứu hộ tàu vũ trụ Soyuz 11, đồng đội kinh hoàng phát hiện các anh chết ngay tại ghế ngồi của mình. Trên gương mặt hằn nguyên sự đau đớn khó tả. Máu rỉ ra từ tai và mũi, tạo thành những vệt đỏ nghiệt ngã....

-----

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, Liên Xô xác lập kỷ lục chế tạo và phóng thành công trạm vũ trụ có người sinh sống ra ngoài không gian (Trạm Salyut 1)...

Và cũng là lần đầu tiên, lịch sử cay đắng xác nhận cái chết của phi hành đoàn trên tàu vũ trụ Soyuz 11 là bi kịch con người thiệt mạng đầu tiên và duy nhất ngoài không gian (tính đến năm 2018).

Sáng sớm ngày 30/6/1971...

Cả Liên Xô hân hoan chờ đón 3 người hùng vũ trụ của họ trở về Trái Đất sau sứ mệnh không gian sống và làm việc 23 ngày ngoài vũ trụ.

Phi hành đoàn trên con tàu Soyuz 11 khi đó gồm 3 người: Georgy Dobrovolsky (Chỉ huy tàu) - Vladislav Volkov (Kỹ sư lái tàu) - Viktor Patsayev (Kỹ sư).

Quay lại một chút về khoảng thời gian thập niên 1960, lúc này, Liên Xô đang phát triển Chương trình Soyuz, là chương trình du hành không gian có người lái, dựa trên hai sứ mệnh phát triển tàu vũ trụ Soyuz và tên lửa Soyuz.

Sau sự kiện phóng trạm vũ trụ Salyut 1 ngày 19/4/1971, hơn một tháng sau, Liên Xô lên kế hoạch phóng tàu vũ trụ kết nối với trạm Salyut 1, để đưa các phi hành gia lên làm việc và bảo dưỡng Salyut 1.

Và phi hành đoàn Soyuz 11 gồm 3 người do Trung tướng Georgy Dobrovolsky làm chỉ huy lên đường thực hiện sứ mệnh cao cả đó. Ngày 7/6/1971, Soyuz 11 được phóng ra ngoài không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur Cosmodrome - Sân bay vũ trụ này là cơ sở phóng tàu không gian đầu tiên và lớn nhất thế giới tính đến nay.

Một ngày sau khi di chuyển, phi hành đoàn Soyuz 11 "cập bến" thành công đến trạm Salyut 1. 22 ngày 18 giờ là tổng thời gian phi hành đoàn sinh sống và làm việc tại Salyut 1 - Tính đến thời điểm đó, nhân loại chưa một ai sống ngoài vũ trụ lâu kỷ lục đến vậy.

Sau khi hoàn thành sứ mệnh một cách xuất sắc trên Salyut 1, ngày 30/6/1971, Soyuz 11 nhận lệnh quay về Trái Đất.

Cả phi hành đoàn gồm 3 tài năng vũ trụ, cả người Liên Xô và công chúng quan tâm trên thế giới đều không hề biết được sẽ có một thảm kịch hàng không không thể quên sắp xảy ra!

Định mệnh đen tối của Soyuz 11

Soyuz 11 nặng hơn 6,7 tấn. Tàu gồm ba phần chính, tuy nhiên khi thực hiện việc đáp xuống mặt đất, chỉ có buồng lái mới đảm nhận nhiệm vụ này. Quá trình hạ cánh được thực hiện hoàn toàn tự động. Theo kế hoạch, trước khi đạt độ cao hợp lý, các con vít sẽ tự động bung ra để tách buồng lái chính khỏi phần còn lại của con tàu.

Tuy nhiên, mọi việc đã không diễn ra như dự định: Những con vít thay vì bung ra lần lượt như thiết kế mà nổ bung cùng một lúc. Hậu quả của việc nổ khiến cho thân khoang lái nứt ra và bắt đầu rò rỉ không khí ra ngoài không gian.

Vì là quá trình đáp xuống mặt đất tự động nên trạm chỉ huy dưới mặt đất không hề hay biết sự cố đặc biệt này trên khoang lái cho đến khi nó đáp đất. Do đó, phi hành đoàn buộc phải tự xử lý vấn đề sống còn.

Điều đáng nói ở đây là, nếu không nhanh chóng tìm và hàn vết nứt thì con tàu không chỉ mất khả năng điều hướng mà còn có nguy cơ giết chết cả phi hành đoàn. Điều đáng lo ngại đã trở thành hiện thực! Cả ba phi hành gia chết trước khi trở về nhà. Đội cứu hộ tìm thấy thi thể của người chỉ huy Georgy Dobrovolsky vẫn đang còn hơi ấm!

Ba phi hành gia tài năng của Liên Xô đã tử nạn trước khi trở về Trái Đất
Ba phi hành gia tài năng của Liên Xô đã tử nạn trước khi trở về Trái Đất. (Ảnh minh họa).

Đi tìm nguyên nhân cái chết

Từ dữ liệu ghi lại trong khoang lái có trang bị cảm biến y sinh học, các nhà điều tra về sau nhận thấy, tim của 3 phi hành gia đều ngừng đập sau 40 giây kể từ lúc vụ rò rỉ xảy ra.

Các cuộc điều tra mở rộng về sau cũng cho cùng một kết luận rằng, khoang lái hoàn toàn bình thường, thậm chí không hề có bất cứ dấu hiệu của vết nứt hoặc rò rỉ nào trên thân khoang lái! Các bác sĩ kết luận, phi hành đoàn Soyuz 11 chết vì ngạt thở!

Các kết luận này không làm hài lòng công chúng. Giới lãnh đạo Liên Xô hạ lệnh khám nghiệm tử thi ba phi hành gia xấu số. Các bác sĩ tại Bệnh viện Quân y Burdenko và phát hiện nguyên nhân tử vong khớp với biểu hiện xuất huyết não, dưới da, tai và mũi.

Những biểu hiện này cho thấy, phi hành đoàn Soyuz 11 đã tiếp xúc với môi trường phi trọng lực quá lâu khiến cho oxy và nitơ trong mạch máu bị giãn nở tạo thành bóng khí gây vỡ mạch. Xét nghiệm máu cũng tìm thấy hàm lượng axit lactic cao, một dấu hiệu của sự căng thẳng sinh lý cực đoan.

Dưới góc độ khoa học, nguyên nhân khiến 3 phi hành gia tử nạn là vì họ đã ở quá lâu trong vũ trụ. Ngoài ra, việc họ không mặc bộ đồ du hành khi trở về Trái Đất phần nào cũng góp vào nguyên nhân khiến phi hành đoàn tử nạn.

Hãng tin TASS bấy giờ cũng cố gắng làm giảm mức độ bi thảm của phi hành đoàn Soyuz 11 và hướng đến mặt sáng của sứ mệnh hơn 20 ngày của ba phi hành gia xấu số.

Lịch sử mãi nhớ về những người hùng Liên Xô

Vài giờ trước khi thảm kịch xảy ra, người Liên Xô vẫn hân hoan chờ đón phi hành đoàn tàu vũ trụ Soyuz 11. Nhưng các anh vĩnh viễn không trở về nhà khi còn sống! Chuyến hành trình "khứ hồi" ấy chỉ kết thúc khi khoang lái của Soyuz 11 lao vô định về mặt đất, bên trong nó là những thi thể còn nguyên vẹn nhưng không còn chút sinh khí.

Người Liên Xô vinh danh họ là những người hùng dân tộc, trang trọng đặt thi thể của họ tại Nghĩa trang tường Điện Kremli ở Quảng trường Đỏ, cạnh "huyền thoại vũ trụ" Yuri Gagarin.

Người Mỹ ghi nhớ sứ mệnh của họ. Con tàu Apollo 15 khi đưa các phi hành gia Mỹ lên Mặt Trăng, phi hành đoàn cũng khắc tên 3 phi hành gia Liên Xô lên tấm bảng tưởng niệm những người đã hy sinh vì sứ mệnh vũ trụ trên thế giới. Trên bề mặt Mặt Trăng, ba hố thiên thạch cũng được đặt theo tên của các anh hùng Liên Xô: Georgy Dobrovolsky- Vladislav Volkov - Viktor Patsayev.

Mặc dù đau buồn nhưng lịch sử hàng không thế giới mãi biết ơn họ, bởi, nhờ sự hy sinh anh dũng của họ, các chuyến bay vào vũ trụ về sau mới an toàn hơn!

Cập nhật: 25/06/2018 Theo helino
  • 4,810
  • 6.580