Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra môi trường sống có thể ảnh hưởng nhất định tới nồng độ hormone sinh dục testosterone của nam giới.
Theo nghiên cứu các các nhà khoa học tại Đại học Durham của Anh, môi trường sống thời thơ ấu có thể là yếu tố hàng đầu giúp xác định mức độ hormone sinh dục testosterone của nam giới.
Nơi sinh sống của một người đàn ông lại yếu tố quan trọng nhất xác định nồng độ testosterone ở độ tuổi trưởng thành.
Đối với một người đàn ông, không có hormone nào quan trọng bằng hormone sinh dục testosterone. Nồng độ testosterone là yếu tố quyết định tới hàng loạt các đặc điểm sinh lý của đàn ông, bao gồm thể chất, tâm lý và cả khả năng tình dục.
Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố tác động từ môi trường sống, gene di truyền có thể ảnh hưởng tới nồng độ hormone này ở đàn ông.
Nếu như trước đây, di truyền hoặc chủng tộc thường được coi là yếu tố chính trong việc xác định nồng độ testosterone thì theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Durham, nơi sinh sống của một người đàn ông lại yếu tố quan trọng nhất xác định nồng độ testosterone ở độ tuổi trưởng thành.
Testosterone đóng vai trò tạo nên sự nam tính và cơ bắp cho người đàn ông.
Nghiên cứu đã thực hiện nhiều thử nghiệm trên một nhóm đàn ông có chung chủng tộc, cụ thể là những người đàn ông Bangladesh lớn lên tại các môi trường sống khác nhau.
Theo Medical Daily, tổng cộng có 359 người được chia thành các nhóm khác nhau dựa trên nơi sinh sống và lớn lên. Nhóm một gồm những người đàn ông tới sinh sống tại Anh từ nhỏ. Nhóm hai gồm những người tới sống tại Anh khi đã là người trưởng thành. Nhóm ba là thế hệ người Bangladesh thứ hai sống và sinh trưởng tại Anh và cuối cùng là người gốc châu Âu sống tại Anh.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông lớn lên tại Anh từ bé có nồng độ testosterone cao hơn nhóm đàn ông sống tại Bangladesh, một quốc gia đang phát triển và có môi trường sống chưa được tốt. Thậm chí kết quả không có sự khác biệt ngay cả khi so với những người đàn ông có mức sống khá giả tại Bangladesh.
Nhà nghiên cứu nhân chủng học tại Đại học Ddurrham, Kesson Magid, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ: "Mức độ testosterone tuyệt đối của một người đàn ông không liên quan đến sắc tộc của họ hoặc nơi họ đang sinh sống. Nó phụ thuộc vào môi trường sống khi còn nhỏ của họ".
Mức độ testosterone phụ thuộc vào môi trường sống khi còn nhỏ của họ.
Trong khi đó theo tờ Independent của Anh, việc sống và sinh trưởng trong môi tường thể chất và tinh thần không được đảm bảo, ví dụ ô nhiễm môi trường, thức ăn kém chất dinh dưỡng,… có thể khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng quá mức, ảnh hưởng tới khả năng sản sinh hormone sinh dục testosterone khi dậy thì.
Gillian Bentley, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Mức testosterone cao hoặc thấp có ý nghĩa đối với sức khỏe sinh sản của nam giới. Điều quan trọng là phải nắm được hoàn cảnh sống thời thơ ấu của người đàn ông để có thể phác họa bức tranh đầy đủ nhất về các nguy cơ bệnh tật của họ".
Nồng độ testosterone thấp sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy, phổ biến là sự mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, tâm trạng và suy giảm khối lượng cơ. Tuy nhiên nếu nồng độ testosterone quá cao cũng có thể dẫn tới bệnh tuyến tiền liệt, rối loạn hành vi và gia tăng tâm trạng tức giận.
Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature Ecology & Evolution mới đây.