Sự biến mất của sao Hỏa sẽ ảnh hưởng đến Trái đất như thế nào?

  •  
  • 832

Nếu sao Hỏa đột nhiên biến mất, điều đầu tiên có lẽ là Elon Musk sẽ phải đối mặt với đám đông các nhà đầu tư trong sự hoang mang.

Trong ngắn hạn, do lực hấp dẫn của sao Hỏa yếu hơn nhiều so với Trái đất, hơn nữa lực hấp dẫn của hành tinh này tác động gần như bằng 0 đối với Trái đất, do đó nó sẽ hầu như không ảnh hưởng gì tới quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời.

Tuy nhiên, sự biến mất đột ngột của một hành tinh có thể sẽ gây ra những bất ổn trong xã hội. Hơn nữa sao Hỏa được chọn là hành tinh tiềm năng để con người thuộc địa hóa trong tương lai. Bởi vậy điều này có thể sẽ tạo động lực làm tăng quá trình phát triển khoa học vũ trụ, đẩy nhanh tốc độ của quá trình thuộc địa hóa giữa các vì sao.

 Sự biến mất đột ngột của một hành tinh có thể sẽ gây ra những bất ổn trong xã hội.
 Sự biến mất đột ngột của một hành tinh có thể sẽ gây ra những bất ổn trong xã hội.

Nếu sao Hỏa có thể biến mất thì chắc chắn con người sẽ tin rằng Trái đất cũng có thể biến mất bất cứ lúc nào. Và nỗ lực quan trọng nhất mà nhân loại hướng đến chính là tạo ra một chương trình khám phá không gian thông nhất, với quy mô toàn cầu và thiết lập thuộc địa trên các hành tinh khác càng sớm càng tốt. Điều này sẽ đảm bảo được rằng ngay cả khi Trái đất biến mất, con người vẫn có thể tồn tại.

Ngoài ra, sự kiện sao Hỏa biến mất cũng vi phạm những định luật vật lý mà chúng ta đã biết, do đó các nhà khoa học sẽ suy đoán rằng đây là kết quả của sự can thiệp phi tự nhiên, có thể nó đến từ một nền văn minh phát triển hơn chúng ta trong vũ trụ. Theo đó điều này có thể sẽ sinh ra những tôn giáo mới hoặc các cuộc chiến tranh mới.

Sao Hỏa biến mất, con người sẽ tin rằng Trái đất cũng có thể biến mất bất cứ lúc nào.
Sao Hỏa biến mất, con người sẽ tin rằng Trái đất cũng có thể biến mất bất cứ lúc nào.

Về lâu về dài, sự biến mất của sao Hỏa có thể sẽ dẫn đến hai điều:

Đầu tiên, do không có lực hấp dẫn của sao Hỏa ở vòng ngoài, đường kính quỹ đạo của Trái đất sẽ trở nên nhỏ hơn một chút, hành tinh của chúng ta sẽ di chuyển nhẹ về phía Mặt trời.

Mặc chuyển động nhỏ này là không đáng kể, nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mong manh trên hành tinh của chúng ta ở một mức độ nhất định.

Thứ hai, Trái đất cũng sẽ ít bị các tiểu hành tinh tiếp cận hơn và khả năng xảy ra va chạm cũng thấp hơn. Chúng ta thường nói rằng các tiểu hành tinh đâm vào Trái đất, nhưng trên thực tế các tiểu hành tinh này có quỹ đạo cắt ngang với quỹ đạo của Trái đất. Tính đến thời điểm hiện tại, con người đã phát hiện ra 1.113.527 tiểu hành tinh, 98,5% trong số đó đến từ vành đai tiểu hành tinh nằm giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc.

Một số lượng lớn các tiểu hành tinh trong vành đai tiểu hành tinh sẽ bị cộng hưởng lực hấp dẫn của sao Mộc và sao Hỏa làm nhiễu loạn trong một thời gian dài, dẫn đến một loạt vùng trống được gọi là "khoảng trống Kirkwood". Tại khu vực này, các tiểu hành tinh sẽ có quỹ đạo không đều, thiếu tính ổn định và dễ bị đẩy ra xa do bị tác động bởi lực hấp dẫn cộng hưởng. Đặc biệt, các tiểu hành tinh ở rìa trong của vành đai tiểu hành tinh (khu vực gần Mặt trời hơn) sẽ dễ bị lực hấp dẫn của sao Hỏa tác động và khiến chúng lệch khỏi quỹ đạo ban đầu rồi đẩy sang quỹ đạo không ổn định.

Do đó, có thể nói sao Hỏa giống như một khẩu súng cao su lực hấp dẫn. Quỹ đạo mới của các tiểu hành tinh này sẽ bị kéo dài, độ lệch tâm của quỹ đạo trở nên lớn hơn và có hình elip, một số quỹ đạo sẽ đi qua quỹ đạo của sao Hỏa và bị sao Hỏa "ném" về phía quỹ đạo Trái đất.

 Có thể nói sao Hỏa giống như một khẩu súng cao su lực hấp dẫn.
 Có thể nói sao Hỏa giống như một khẩu súng cao su lực hấp dẫn.

Bởi vậy, khi sao Hỏa biến mất, xác suất các tiểu hành tinh trong vành đai tiểu hành tinh di chuyển vào trong để đi qua quỹ đạo Trái đất sẽ nhỏ hơn, đồng thời chúng sẽ có khả năng bị sao Mộc "ném" ra bên ngoài cao hơn và dễ dàng hơn.


Việc loại bỏ bất kỳ hành tinh nào khác ngoài trừ sao Mộc và sao Thổ thì sẽ không có sự thay đổi nào quá nhiều.

Khối lượng của Mặt trời chiếm 99,86% khối lượng của toàn bộ Hệ Mặt trời, sao Mộc chiếm hơn 70% tổng khối lượng của các hành tinh còn lại, và các thiên thể chỉ chiếm nhỏ hơn 0,2% tổng khối lượng của toàn bộ Hệ Mặt trời. Vì vậy, việc loại bỏ bất kỳ hành tinh nào khác ngoài trừ sao Mộc và sao Thổ thì sẽ không có sự thay đổi nào quá nhiều đối với hành tinh của chúng ta trong một khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên mỗi thay đổi nhỏ trong vũ trụ của chúng ra cũng có thể tạo ra những sự thay đổi lớn theo thời gian, giống như hiệu ứng cánh bướm. Hàng nghìn năm sau sự thay đổi này, thật khó để có thể dự đoán được những thay đổi này sẽ tiến triển như thế nào và ảnh hưởng đến Trái đất ra sao.

Còn nếu như Trái đất đột nhiên biến mất thì đối với sao Kim, lực hấp dẫn của nó với sao Mộc sẽ thiếu đi các yếu tố giao thoa, do đó quỹ đạo của sao Kim sẽ trở nên mất ổn định, hoặc là rơi vào Mặt trời, hoặc là nó sẽ va chạm với sao Thủy. Tầm quan trọng của Trái đất đối với sao Kim lớn hơn rất nhiều so với ảnh hưởng của sao Hỏa đến Trái đất.

Đối với đại đa số mọi người, sự biến mất của sao Hỏa không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống. Nền văn minh của chúng ta cũng sẽ không biến mất cùng với sao Hỏa, trừ khi Trái đất cũng đột nhiên biến mất sau sự biến mất của sao Hỏa trong một thời gian ngắn.

Cập nhật: 22/02/2023 PNVN
  • 832