Sẽ ra sao nếu con người không thể cảm nhận được hơi nóng của nước sôi hay lối đi lên một cầu thang mù mịt... Cuộc sống hẳn sẽ khó khăn hơn nếu thiếu đi xúc giác.
Massage giúp tăng cường sức miễn dịch. (Ảnh: marthastewart/VNE) |
Tất cả những cử chỉ trên đều thuộc chức năng xúc giác - giác quan vô cùng quan trọng song đôi khi không được đánh giá đúng mức.
Xúc giác là giác quan đầu tiên phát triển của một bào thai. Xúc giác hoạt động liên tục và thường trực nhận thức thế giới xung quanh, trong khi thị giác - vốn được coi trọng hơn - cũng có ít nhất 1/3 thời gian trong ngày được nghỉ ngơi khi ngủ.
Định hình trí nhớ và sức khỏe
Tiến sĩ Saul Schanberg, Đại học Duke (Mỹ) đã tìm hiểu vai trò của xúc giác trên chuột sơ sinh, bằng cách tách chúng ra khỏi mẹ chừng 45 phút ngay sau khi chào đời. Kết quả cho thấy số chuột này trải qua những biến đổi sinh học quan trọng. Hoóc môn tăng trưởng và loại men thiết yếu trong cơ thể tụt hẳn xuống và chỉ trở lại bình thường khi mẹ được trả về. Rõ ràng là thiếu sự tiếp xúc qua động tác liến của chuột mẹ đã làm nảy sinh những biến đổi này.
Trong một nghiên cứu khác trên trẻ sinh non, nhà tâm lý học Tiffany Field, Viện nghiên cứu xúc giác, Đại học Miami (Mỹ) cũng thừa nhận vai trò tích cực của xúc giác. Người ta xoa bóp cho trẻ sơ sinh thiếu tháng khoảng 45 phút mỗi ngày, chia làm 3 đợt. Chỉ sau 10 ngày, những trẻ được masage tăng cân nhanh hơn 47% so với trẻ khác. Các em cũng lanh lợi hơn, ngủ ngon hơn và rời trung tâm y tế dành cho trẻ thiếu tháng sớm hơn 6 ngày. Một tháng sau, nhóm được xoa bóp bộc lộ những kỹ năng thể chất và tinh thần vượt trội. Tiffany lý giải hiện tượng này là nhờ việc xoa bóp đã kích thích một số hoóc môn quan trọng (vốn có tự nhiên ở trẻ sinh đủ tháng), trong đó đáng kể là hoóc môn giúp hấp thụ thức ăn.
Các nhà khoa học nhận thấy khi ngậm một vật gì đó trong miệng, trẻ không đơn thuần nếm thử mùi vị của nó, mà còn đang dùng lưỡi và môi - những vùng xúc giác nhạy cảm nhất - để xác định triệt để các đặc tính khác. Chính việc xác định khoảng cách, hình thể, độ cứng của vật xung quanh bằng xúc giác giúp trẻ phát triển đại não và các giác quan khác, đặc biệt là thị giác.
Tác động tâm lý
Vuốt ve mang nhiều thông điệp. (Ảnh: marthastewart/VNE) |
Thậm chí ngay cả khi không được để ý đến, sự va chạm cũng có những tác động tâm lý bất ngờ. Willis nhận thấy, khi khách hàng được mời thử món bánh pizza của một cửa hàng mới khai trương, những khách được người bán hàng chạm tay vào vai hoặc tay để mời vào, thường mua bánh hơn những khách hàng không nhận được sự đụng chạm. Tương tự, khách qua đường được yêu cầu ký vào một bản thỉnh nguyện nào đó thường dễ thuận lòng hơn khi họ được vỗ nhẹ lên người.
Ngăn ngừa bệnh tật
Bé thấy hạnh phúc khi được vuốt ve. (Ảnh: marthastewart/VNE) |
Đối với người bệnh, sự vỗ về chăm sóc của y tá và thân nhân có thể cắt giảm nỗi lo lắng về bệnh tật, hạn chế các cơn nhức đầu và có khả năng bình phục nhanh hơn. Sự va chạm đôi khi còn bình ổn nhịp tim và ngăn ngừa chứng loạn nhịp tim.
Giới chuyên môn cho rằng sự vuốt ve là liều thuốc linh nghiệm. Khi được âu yếm, lượng hemoglobin trong máu sẽ gia tăng đáng kể, kết quả là tăng cường oxy tới các cơ quan khác.
Trong quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Meaney đã có đứa con đầy lòng. Ông luôn ôm ấp con gái bé bỏng và khẳng định: "những chứng cứ mà ông thu được chứng tỏ sự ôm ấp dành cho con gái sẽ giúp bé nhớ được khuôn mặt của ông. Sự vuốt ve sẽ định hình tương lai của bé".