Sự thật có thể bạn chưa biết: Kiến về tổ bằng cách đếm bước chân

  •  
  • 1.794

Bạn có từng thắc mắc rằng loài kiến làm thế nào có thể trở về đúng tổ của nó mà không bị lạc đường không? Tại sao kiến thường di chuyển theo một đường thẳng mà không phải đường xiên hay quẹo sang phía nào khác trên đường đi của chúng?

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Ulm đã tiến hành một thí nghiệm với yêu cầu về độ “chi tiết, cẩn thận, tỉ mỉ” khá cao, từ đó rút ra được kết luận rằng, loài kiến đã áp dụng cách thức “đếm số bước chân” để rời khỏi tổ và trở về mà không bị lạc đường, thông qua một tế bào trong não của chúng đóng vai trò như một “thiết bị đo số liệu” cực kỳ hiệu quả.

Loài kiến làm cách nào để không bị lạc khỏi tổ?

Hầu hết các loài kiến đều để lại “dấu hiệu” trên những quãng đường chúng đi qua
Hầu hết các loài kiến đều để lại “dấu hiệu” trên những quãng đường chúng đi qua.

Hầu hết các loài kiến đều để lại “dấu hiệu” trên những quãng đường chúng đi qua để những con kiến khác có thể dựa theo đó để di chuyển khi rời khỏi tổ và khi trở về. Chúng sử dụng mùi hương hoặc những chất dịch tiết ra từ các “tuyến lệ/ tuyến mồ hôi” trải khắp cơ thể để “đánh dấu” ở mọi cung đường chúng đi qua, và cũng chính những “tuyến” đó có chứa giác quan cảm thụ, nhờ đó, bản thân chúng và những con kiến cùng tổ có thể di chuyển khắp nơi mà không lo bị lạc.

Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng với những loài “kiến nhà” hoặc các loài sống ở rừng rậm. Đối với các loài kiến sống ở sa mạc khô cằn đất cát, cách trên không thể áp dụng vì cát không có tác dụng “giữ mùi”, nếu là dịch tiết thì sẽ dễ bay hơi, khi có gió thì mùi hương lại mau chóng bị phân tán.

Vậy, các loài kiến sống ở sa mạc dùng cách nào để “định vị”?

Việc kiến xác định phương hướng nhờ “khả năng thiên phú” đã được chứng minh, nhưng làm cách nào chúng có thể “đếm” được chính xác số bước chân để có thể theo đó mà đi đúng hướng dẫn về tổ của chúng?

Kiến có khả năng đếm bước chân để về đúng tổ của mình.
Kiến có khả năng đếm bước chân để về đúng tổ của mình.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm trên nhóm kiến mà họ bắt gặp đang di chuyển thành hàng ở một lối mòn trên sa mạc. Khi chúng đang ăn, họ bẫy chúng và tách chúng thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Không làm gì cả (chân bình thường)
  • Nhóm 2: Dùng keo siêu dính để “dán” vào chân chúng những cọng lông cứng, dễ hiểu là đeo cà kheo vào chân kiến (chân dài hơn)
  • Nhóm 3: Cắt bớt chân đi (chân ngắn hơn)

Nhóm kiến sau khi ăn xong thì lại tiếp tục hành trình về tổ.

Kết quả thu được về “khả năng đo bước chân”

  • Nhóm 1 (chân bình thường): Về đúng vị trí tổ và đi vào
  • Nhóm 2 (chân dài hơn – gắn cà kheo): Đi qua vị trí tổ, dừng lại và nhìn quanh để tìm tổ của chúng
  • Nhóm 3 (chân ngắn hơn – bị cắt bớt chân): Thiếu một chút nữa là đến tổ, dừng lại và tìm kiếm tổ của chúng

Dựa vào thí nghiệm trên, chúng ta có thể kết luận được rằng cả 3 nhóm kiến đều bước chính xác số bước khi rời tổ để trở về tổ, nhưng đối với nhóm 2 và nhóm 3 (chân đã bị tác động khiến chiều dài chân bị thay đổi) thì không thể về đúng ngay vị trí tổ của chúng được. Đó là do khi chiều dài chân bị thay đổi, “sải chân” chúng sẽ dài hơn (nhóm 2) hoặc ngắn hơn (nhóm 3) -> Quãng đường bị thay đổi (do sải chân thay đổi) -> Việc “đếm” bước chân không còn hiệu quả.

Thông qua thí nghiệm trên, chúng ta có thể kết luận rằng loài kiến thực sự có khả năng "đếm bước chân" để về đúng vị trí tổ của chúng, bên cạnh đó thì cũng biết thêm là “lập trình sẵn và cố định” đôi khi cũng có mặt hại của nó.

Cập nhật: 06/06/2020 Theo Tinh tế
  • 1.794