Thế giới tự nhiên rất rộng lớn và đa dạng, nên khó có thể nói chúng ta đã học được hết mọi điều từ chúng. Mà thậm chí, có vô số những sự thật về các loài động vật cực kỳ quen thuộc, nhưng dám chắc bạn vẫn chưa bao giờ được nghe.
Không tính loài người, ngựa là loài vật có khuôn mặt giàu biểu cảm nhất hành tinh này. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One, ngựa có tới 17 biểu cảm trên khuôn mặt, nhiều hơn những loài được cho là gần gũi nhất với con người như tinh tinh, đười ươi, khỉ đuôi vàng và cả chó nữa.
Con ngươi của các loài vật có hình dạng khác nhau, và chúng phụ thuộc vào tập tính. Động vật ăn cỏ thường có con ngươi nằm ngang - cho phép chúng có tầm nhìn rộng và khả năng nhận biết kẻ thù. Các loài ăn thịt cỡ nhỏ thì mang con ngươi dọc, để tập trung tầm nhìn vào con mồi dễ hơn. Còn loài săn mồi cỡ lớn sẽ có con ngươi tròn, vì chúng thường săn vào ban ngày.
Bò Watusi là loài vật sở hữu những chiếc sừng lớn nhất thế giới. Sừng của một con bò đực thuộc giống này có thể dài tới cả mét.
Đó là chim ruồi mỏ kiếm. Đây cũng là loài chim duy nhất trên thế giới có mỏ dài hơn cả thân mình.
Người ta vẫn dùng từ "da mặt dày" để chỉ những người không biết xấu hổ, bị nói thẳng vào mặt nhưng vẫn dửng dưng.
Tuy nhiên, loài voi là những sinh vật nằm ngoài phạm vi của câu nói này. Da của voi rất dày - gần như mọi bộ phận đều dày ít nhất 2,5cm. Dẫu vậy, da chúng lại cực kỳ nhạy cảm, đến mức có thể cảm nhận được sự tiếp xúc dù chỉ từ một con bọ nhỏ.
Thực vậy, dù là ở bất kỳ độ cao nào. Nguyên nhân là bởi kiến quá nhỏ bé, đồng thời chúng sở hữu lớp xương bọc ngoài, giúp bảo vệ cơ thể khỏi va chạm.
Có thể bạn chưa biết, đa số kangaroo đều thuận tay trái. Cá heo thì ngược lại, phần lớn thuận tay phải. Riêng gấu trắng Bắc Cực thì thuận cả hai - nghĩa là chúng có thể sử dụng 2 bên tay một cách thuần thục.
Đó là gấu trắng. Nói một cách chính xác thì chúng có phát ra hồng ngoại, nhưng bất chấp việc thân nhiệt của gấu trắng có dao động khá lớn (từ 28 - 37 độ C), vẫn rất khó để bắt được tia hồng ngoại phát ra từ chúng.
Nguyên nhân là bởi bộ lông của gấu trắng, có khả năng tăng cường hấp thụ nhiệt và giảm việc phát nhiệt ra ngoài. Chỉ có nguồn nhiệt từ mũi, mắt và hơi thở của chúng là nhìn được dưới phổ hồng ngoại mà thôi.
Đó là chim Jacana từ châu Phi. Nói vui vậy thôi, chúng cũng chỉ có 2 chân như bao loài chim khác. Tuy nhiên trong tình huống nguy hiểm, chim đực sẽ giấu con dưới cánh, tạo ra cảnh tượng kỳ lạ như trong bức hình trên.
Gấu trắng có thể bạ đâu ngủ đó, bởi thực tế chúng có khá ít kẻ thù trong tự nhiên, nên cũng chẳng cần mất công chọn chỗ kỹ làm gì.
Danh hiệu này thuộc về loài cá sấu nước mặn. Lực cắn của chúng được đánh giá là mạnh nhất địa cầu, lên tới 16.460N.
Đà điểu chính là loài vật trên cạn có đôi mắt lớn nhất - với kích cỡ trục nhãn cầu lên tới 3,9cm, hơn gấp rưỡi con người.