Ít ai biết được rằng, những món ăn đại diện cho ẩm thực một quốc gia lại có nguồn gốc từ đất nước hay thậm chí là châu lục khác.
Tất cả chúng ta đều có một món ăn yêu thích nhưng nguồn gốc thực sự của món ăn đó đến từ đâu thì không phải lúc nào chúng ta cũng nghĩ đến. Tất nhiên, với những món ăn nổi tiếng, mang tính đại diện cho các quốc gia như Phở của Việt Nam, Pizza của Ý hay Tokbokki đến từ Hàn Quốc thì tất nhiên ai cũng biết.
Tuy nhiên, cũng có một số món ăn được coi là đặc trưng của một quốc gia lại không thực sự có nguồn gốc như bạn thường lầm tưởng.
Để làm rõ hơn về nguồn gốc thực sự của những món ăn nổi tiếng, CDA Appliances đã đi sâu vào một số món ăn phổ biến được yêu thích trên toàn thế giới. Qua đó đưa ra câu trả lời chính xác về nơi sinh ra những món ăn hấp dẫn này.
Hy Lạp là nơi đầu tiên xuất hiện chiếc bánh donut.
Tưởng rằng đây là một loại bánh nổi tiếng có nguồn gốc từ Mỹ nhưng thực ra Hy Lạp mới là nơi đầu tiên xuất hiện chiếc bánh trứ danh này.
Nguyên nhân là do các thương hiệu bánh lớn như Dunkin' Donuts và Krispie Kreme của Mỹ đã tạo nên tên tuổi trên toàn cầu hoàn toàn thông qua việc bán món tráng miệng đáng kinh ngạc này.
Nhưng Hy Lạp mới là trung tâm của chiếc bánh rán. Loukoumades như chúng được biết đến về cơ bản là chiếc bánh rán nhỏ được bao phủ bởi mật ong và quả óc chó. Chúng cũng được coi là món tráng miệng lâu đời nhất khi có mặt từ ngay Thế vận hội Olympic đầu tiên vào năm 776 trước Công nguyên, nơi chúng chính là phần thưởng dành cho người chiến thắng trong các cuộc thi.
Kem thực chất là món bắt nguồn từ vùng có khí hậu khá lạnh là Mông Cổ.
Ẩm thực Ý vô cùng đã dạng và nổi tiếng, trong đó không thể bỏ qua những viên kem gelato chất lượng. Tuy nhiên, đây lại không phải là nơi mà những viên kem ngọt ngào này ra đời. Theo đó, kem thực chất là món bắt nguồn từ vùng có khí hậu khá lạnh là Mông Cổ.
Người ta cho rằng các kỵ sĩ Mông Cổ sẽ chở sữa trâu hoặc bò yak trong các thùng chứa và băng qua sa mạc Gobi. Khi gặp không khí lạnh, sữa sẽ đông lại. Do vậy, vào thời kỳ đế chế Mông Cổ mở rộng vào những năm 1200, sự phổ biến của loại sữa kem mới này cũng tăng theo và người ta nói rằng Marco Polo đã đưa ý tưởng này trở lại Ý vào cuối thế kỷ 13.
Món Kipfer được coi là "tổ tiên" của bánh sừng bò và nó được tạo ra ở Áo.
Một chiếc bánh sừng bò chấm với ly cà phê là khung cảnh chúng ta luôn tưởng tượng đến mỗi khi nghĩ về nước Pháp. Tuy nhiên, món ăn sáng đặc trưng với hương vị thơm ngon này lại thực sự được tạo ra ở Vienna, Áo.
Theo đó, món Kipfer được coi là "tổ tiên" của bánh sừng bò và nhiều nhà sử học tin rằng món bánh hình lưỡi liềm có nguồn gốc từ các tiệm bánh của tu viện và được nướng như một phần của phong tục ngoại giáo để kỷ niệm Lễ Phục sinh tại Áo.
Món bánh này thực chất lại có nguồn gốc từ món ăn sáng youtiao của người Trung Quốc.
Khi nhắc đến món tráng miệng tại Tây Ban Nha, churros chắc chắn là món bánh không thể bỏ qua. Dù vậy, ít ai biết rằng, món bánh này thực chất lại có nguồn gốc từ món ăn sáng yêu thích của người Trung Quốc - youtiao.
Món youtiao được cho là món điểm tâm sáng yêu thích của người Trung Quốc, youtiao - thực ra hơi mặn hơn là ngọt. Những dải bột chiên giòn đã được đưa đến Tây Ban Nha qua Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17 - nơi mà vòi phun hình ngôi sao được sử dụng để đưa bột vào dạng churros quen thuộc và biến thành món đường mà chúng ta biết ngày nay.
Du khách châu Âu đã khám phá ra món mì này thông qua người Ả Rập từng đi qua Trung Quốc.
Mỳ Ý hay còn được gọi là mỳ spaghetti là món ăn được đóng đinh như biểu tượng của nước Ý bên cạnh pizza hay kem gelato. Vào khoảng thế kỷ 13, những du khách từ châu Âu đã khám phá ra món mì làm từ trứng sau khi gặp gỡ những người Ả Rập du mục từng đi qua Trung Quốc.
Sau khi du nhập vào châu Âu, người ta đã sử dụng lúa mì cứng để cải tiến các sợi mỳ và làm cho mì Ý có giá cả phải chăng, linh hoạt và có thời hạn sử dụng lâu dài nhờ công nghệ sấy khô. Do có hương vị tuyệt vời khi kết hợp với các thực phẩm bản địa vùng Địa Trung Hải nên kể từ đó món ăn này trở thành đặc trưng của đất nước hình chiếc ủng.
Món ăn này thực chất được người Do Thái Sephardic ở Bồ Đào Nha mang đến Anh vào những năm 1400.
Nhắc đến nước Anh, bên cạnh món trứng benedict huyền thoại hay món bò wellington trứ danh người ta cũng không thể không nhắc đến Fish&Chips, món ăn bao gồm cá chiên bột và khoai tây chiên nổi lên từ những năm 1800.
Nổi tiếng là thế nhưng sự thật là món ăn này lại hoàn toàn có nguồn gốc từ đất nước Bồ Đào Nha. Theo đó, người ta cho rằng những người Do Thái Sephardic ở Bồ Đào Nha đã mang món ăn có từ hàng thế kỷ được gọi là "peshkado frito" đến Vương quốc Anh vào những năm 1400 khi chạy trốn khỏi cuộc đàn áp. Kể từ đó, đây trở thành món ăn đặc trưng của nước Anh, đặc biệt là tại các thị trấn ven biển.