Tại sao cá sư tử lại là kẻ hủy diệt so với các loài săn mồi khác

  •  
  • 3.140

(khoahoc.tv) - Nghiên cứu mới về bản chất ăn thịt của cá sư tử đỏ (red lionfish), một loài sinh vật xâm lấn Thái Bình Dương đang tàn phá các quần thể cá bản địa tại các vùng biển Caribbean và Đại Tây Dương, dường như cho thấy cá sư tử không đơn thuần là một động vật ăn thịt mà chúng giống như “kẻ hủy diệt” trong một bộ phim nổi tiếng.

Kết quả của hành vi đó được gọi là "đáng báo động" đã được công bố bởi Kurt Ingeman, một nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon, tại cuộc họp thường niên của Hội sinh thái học Mỹ.

Phần lớn các loài cá săn mồi bản địa bị thu hút khi số lượng con mồi đông đảo, khi đó các cuộc tấn công dễ dàng và tiết kiệm năng lượng nhất để đuổi theo và ăn thịt các loài cá khác, đây là kết luận của một nghiên cứu trước đó được thực hiện bởi tiến sĩ, nhà sinh thái học nghiên cứu về cá Michael Webster của trường Đại học bang Oregon. Khi số lượng các con mồi giảm, các động vật săn mồi bản địa thường dời đi các vùng khác, nơi mà việc săn cá dễ dàng hơn.

Nghiên cứu mới này cũng kết luận rằng cá sư tử, so với các loại cá săn mồi khác, thường xuất hiện tại một khu vực ngay cả khi số lượng con mồi trong khu vực đó suy giảm, và trong một số trường hợp chúng có thể ăn những con cá cuối cùng gây tuyệt chủng.

Chúng có những đặc điểm kỳ lạ để làm được điều đó, và giống như kẻ hủy diệt, chúng đơn giản là sẽ không dừng lại cho tới khi con mồi cuối cùng bị tiêu diệt.

“Cá sư tử có vẻ là kẻ xâm lấn sau chót”, Ingeman, một ứng cử viên tiến sĩ tại Khoa Sinh học tổng hợp trong trường Đại học Khoa học thuộc Đại học bang Oregon cho biết. “Hầu như mọi thứ mà chúng ta biết thêm về loài này đó là các đặc điểm làm chúng trở thành một động vật ăn thịt đáng gờm hơn. Và giờ thì ta thấy rõ ràng rằng, chúng vẫn săn mồi thành công ngay cả khi chỉ có vài con mồi. Hành vi này là bất thường và đáng báo động”.

Tại sao cá sư tử lại là kẻ hủy diệt so với các loài săn mồi khác

Nghiên cứu này được tiến hành trên các rạn san hô tự nhiên trải rộng ở Bahamas, nhằm đánh giá tỷ lệ tử vong của cá fairy basslet, một loài cá cảnh phổ biến và là một con mồi phổ biến của cá sư tử.

Tỉ lệ ăn thịt được so sánh giữa các rạn san hô có cá sư tử xâm lấn và các rạn san hô chỉ có các loài săn mồi bản địa, và thông qua một loạt các mức về quần thể cá fairy basslet.

Ingeman nhận thấy khi con mồi hiện diện tại một khu vực có mật độ cá thấp, tỷ lệ tử vong do cá sư tử gây ra là cao hơn gấp 4 lần so với các loài cá săn mồi khác như cá mú cỡ trung bình hoặc cá chìa vôi. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này rất quan trọng vì cá fairy basslet sống trong các quần thể bản địa nhỏ, dễ dàng bị tổn thương dẫn đến sự tuyện chủng địa phương.

Nó cũng cho thấy cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của một quần thể một cách thông thường cũng có thể bị thay đổi.

"Cá rạn san hô thường ẩn trong các hốc đá và khe hở để phòng vệ, và với số lượng lớn, sẽ xảy ra một cuộc tranh giành chỗ trú ngụ", Ingeman nói. “Những sinh vật săn mồi bản địa chủ yếu lợi dụng tình huống này bằng cách bắt cá tại nơi những con cá không có chỗ trú ẩn. Khi số lượng con mồi giảm, mất nhiều năng lượng để bắt được con mồi hơn, vì vậy những kẻ săn mồi thường rời tới các khu vực khác”.

Vì điều này mà các nhà khoa học gọi là săn mồi “phụ thuộc mật độ” (density-dependent), các quần thể cá mồi bản địa có xu hướng co hẹp khi quá lớn, phát triển khi chúng quá nhỏ, và hiếm khi bị xóa sổ hoàn toàn.

Tuy nhiên cá sư tử có những thuận lợi của một loài xâm lấn, nó không cần phải di dời đi nơi khác để dễ săn mồi hơn. Những loài cá khác có thể không nhận biết nó là một loài ăn thịt, và vì thế những con mồi có tỉ lệ tử vong cao ngay cả khi chỗ trú ẩn phong phú. Loài cá này cũng là những tay thợ săn rất hiệu quả, chúng có các gai độc để tự bảo vệ bản thân và có thể sống sâu dưới đáy đại dương. Chúng chịu đựng tốt một loạt các điều kiện môi trường nước khác nhau, sinh sản nhanh, ăn nhiều loại cá khác nhau và có thể ăn cả nhiều loài cá quý hiếm.

Ingeman cho biết, hiện vẫn chưa rõ là liệu áp lực tiến hóa có thể giúp những con cá bản địa ở Đại Tây Dương thích nghi nhằm kháng cự tốt hơn với cá sư tử hay không.

Igeman nói: “Ở đây có một áp lực mạnh đối với chọn lọc tự nhiên với kết quả thể hiện cuối cùng”. “Chúng ta đã biết cá có thể học hỏi và thay đổi hành vi của chúng, đôi khi chỉ qua vài thế hệ. Nhưng chúng ta chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh điều này đang diễn ra ở các quần thể cá bản địa ở Đại Tây Dương”.

Sự xâm lấn của cá sư tử tại Đại Tây Dương được cho là bắt đầu từ những năm 1980 và hiện nay chiếm giữ một diện tích rộng hơn so với diện tích nước Mỹ.

Cố vấn của Ingeman, Mark Hixon, và các tác giả khác đã chứng minh cá sư tử có thể quét sạch hơn 90% nhiều loài cá bản địa tại một số khu vực đã bị thiệt hại nặng.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
  • 3.140