Tái tạo khí quyển cho sao Hỏa để đổ bộ

  •   3,33
  • 4.229

Các nhà khoa học NASA đã đề xuất một ý tưởng khá điên rồ là tạo ra một từ trường quanh sao Hỏa để bảo vệ hành tinh đỏ khỏi những trận gió mặt trời đồng thời tạo cơ hội để chúng ta thám hiểm hành tinh này lâu hơn.

Theo tính toán của các nhà khoa học từ những thông tin thu thập được trên sao Hỏa, cứ mỗi giây, hành tinh này lại mất đi khoảng 1,3kg oxy trong khí quyển. Dần dần, nhiệt độ trên hành tinh này tăng lên tới một ngưỡng khiến CO2 bao phủ toàn bộ hành tinh, làm trầm trọng thêm hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Và cuối cùng nước dưới bề mặt hành tinh này dần dần biến mất. Tuy nhiên để tự nhiên thực hiện công việc của mình thì phải mất tới 700 triệu năm.

Có thể tái tạo được khí quyển trên sao Hỏa?
Có thể tái tạo được khí quyển trên sao Hỏa?

Ý tưởng tạo từ trường quanh sao Hỏa được Jim Green – Giám đốc lĩnh vực khoa học hành tinh của NASA - đưa ra trong Hội thảo Tầm nhìn Khoa học hành tinh tới năm 2050 ở Washington, Mỹ.

Theo đó, các nhà khoa học sẽ đặt sao Hỏa vào trong một đuôi từ quyển được bảo vệ để từ đó có thể tái tạo lại khí quyển đã bị làm mòn bởi gió mặt trời.

Để làm được điều này, các nhà khoa học sẽ tạo ra trường lưỡng cực – cặp nam châm đối lập- trên quỹ đạo giữa sao Hỏa và Mặt trời, ở một nơi gọi là sao Hỏa L1. Việc tạo ra thêm áp lực cho hành tinh khiến đường xích đạo hành tinh sẽ nóng lên, dẫn tới vùng địa cực bị phá vỡ.

Hiện tượng này sẽ dẫn tới sự giải phóng CO2 dưới dạng khí và CO2 sẽ phủ kín bầu khí quyển, đốt nóng không khí, làm tan chảy băng và có thể hồi phục nước. Các nhà khoa học hi vọng rằng sau vài năm khí hậu hành tinh này có thể ổn định.

Cập nhật: 04/03/2017 Theo khoahocphattrien
  • 3,33
  • 4.229