Khí quyển dần biến mất, Trái đất sẽ khô cằn như sao Hỏa

  •   4,45
  • 5.506

Hiện tượng khí quyển bốc hơi ra ngoài vũ trụ có thể dẫn đến sự hủy diệt sự sống, biến Trái đất thành hành tinh cằn cỗi, chết chóc như sao Hỏa.

Theo Daily Mail, mỗi phút, khoảng 181kg khí hydro và 3kg khí heli thoát ra ngoài Trái đất. Quá trình này được biết đến như hiện tượng khí quyển bốc hơi, đến một ngày nào đó sẽ dẫn đến sự hủy diệt sự sống.

Khí quyển đang bốc hơi khỏi Trái đất từng phút.
Khí quyển đang bốc hơi khỏi Trái đất từng phút.

Anjali Tripathi, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard, mới đây cảnh báo về hậu quả đáng sợ này đối với tương lai Trái đất.

Trong tương lai xa xôi, Mặt trời sẽ càng ngày nóng hơn, dẫn đến hiện tượng khí quyển bốc hơi khỏi Trái đất trở nên nhanh hơn.

Anjali Tripathi, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard.
Anjali Tripathi, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard.

"Điều mà chúng ta có thể chuẩn bị, là khả năng Trái đất sẽ giống như sao Hỏa. Hydro tách ra từ nước sẽ bốc hơi vào vũ trụ nhanh hơn, để lại một hành tinh khô cằn với sắc đỏ", Tripathi nói. "Ít nhất điều này vẫn còn khá xa, nhân loại vẫn còn thời gian chuẩn bị".

Khí quyển là nhân tố quan trọng giúp duy trì sự sống, tạo ra vành đai màu xanh nhạt khi các phi hành gia chụp ảnh Trái đất từ vũ trụ. "Bầu khí quyển bảo vệ Trái đất khỏi nhiều tác động tiêu cực, như thiên thạch".

"Điều đáng lo ngại là bầu khí quyển này đang dần biến mất theo thời gian", Tripathi nói.

Trái đất trong tương lai xa xôi có thể trở nên cằn cỗi như sao Hỏa.
Trái đất trong tương lai xa xôi có thể trở nên cằn cỗi như sao Hỏa.

Giới nghiên cứu cho rằng sao Hỏa trong quá khứ cũng có hệ thống khí hậu tương tự như Trái đất, vốn là cơ sở hình thành dạng sống và phát triển.

Tuy nhiên, quá trình thất thoát khí quyển trên sao Hỏa rất mạnh mẽ, khí hydro biến mất trong vũ trụ và khí oxy còn sót lại biến hành tinh thành màu đỏ thông qua phản ứng oxy hóa với kim loại trên mặt đất.

Cập nhật: 31/12/2016 Theo Dân Việt
  • 4,45
  • 5.506