Tạo ra nòng nọc có mắt trên lưng

  •  
  • 1.045

Các nhà khoa học đã rút ra kết luận là khoảng cách khá lớn tới bộ não không phải là một trở ngại cho việc phục hồi thị giác của con mắt được cấy ghép của nòng nọc. Công trình nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí The Journal of Experimental Biology, và tóm tắt trên ScienceNow.

Con nòng nọc với một con mắt hoạt động một phần cấy vào đuôi.
Con nòng nọc với một con mắt hoạt động một phần cấy vào đuôi.

Mục đích nghiên cứu của các nhà khoa học là tìm hiểu khả năng kết nối các sợi trục thần kinh (axon) của mắt với hệ thống thần kinh trung ương sau khi cấy ghép. Tuy đã biết ở các loài lưỡng cư khả năng này rất hạn chế nhưng họ vẫn chưa rõ các sợi trục thần kinh có thể phát triển tới đâu.

Trong quá trình thí nghiệm, những con nòng nọc mù của loài ếch Xenopus laevis được cấy ghép các bộ phận khác nhau của cơ thể, và sau một thời gian phục hồi các nhà khoa học đã xác định chức năng của chúng. Để kiểm tra chức năng thị giác của mắt nòng nọc, họ dùng ánh sáng có bước sóng khác nhau.

Con nòng nọc được đặt trong đĩa thuỷ tinh, một nửa chiếu ánh sáng đỏ, nửa kia ánh sáng xanh. Khi con vật ở nửa có ánh sáng đỏ, người ta xua đuổi nó vào vùng ánh sáng xanh bằng cách tác động lên nó bằng một dòng điện nhỏ.

Người ta thấy đa số nòng nọc mới nở đều có khả năng phân biệt dễ dàng giữa ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu xanh, khi đôi mắt của chúng được cấy vào đuôi. Như vậy là các sợi trục của tế bào thần kinh trong mắt của những con vật này phát triển tới tủy sống, khôi phục được một phần mức độ nhạy cảm với ánh sáng.

Theo các nhà khoa học, con người đương nhiên khác với động vật lưỡng cư, không có khả năng tái tạo các bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên, các cơ chế làm nền tảng cho sự phát triển của sợi trục thần kinh ở động vật có xương sống lại giống nhau, cho phép ta hy vọng vào khả năng kích thích của các quá trình này ở người mù.

Theo Vietnamnet
  • 1.045