Tế bào cơ tim luôn đổi mới ở người trưởng thành

  •  
  • 968

Một nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Điển vừa phát hiện khả năng đổi mới của những tế bào cơ tim ở người trưởng thành.

Nói chung, sau khi sinh ra đời, tim người được coi như là một bộ phận cơ thể trong đó các tế bào cơ không thể phân chia được nữa. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu, đứng đầu bởi tiến sĩ Jonas Frisen thuộc viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển đã chứng tỏ điều đó là sai.

Thật vậy, sau khi đã nghiên cứu những trái tim lành của những người đã chết, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các tế bào cơ tim (cardiomyocytes) vẫn luôn luôn được đổi mới. 

Nhóm nghiên cứu đã lợi dụng những hậu quả của các cuộc thử hạt nhân, được thực hiện trong không khí từ giữa những năm 1950 đến 1963.

Những cuộc thử hạt nhân này đã làm xuất hiện trong không khí CO, trong đó C thuộc cacbon-14.

Thế mà, CO2 trong không khí được cây cối sử dụng để tạo ra chất hữu cơ, và chất này sau đó được tiêu thụ bởi động vật và người.

Vì lẽ nồng độ cacbon-14 trong không khí giảm đều từ năm 1963, nên nồng độ cacbon-14 trong không khí giảm đều từ năm 1963 nên nồng độ cacbon-14 có mặt trong ADN của các tế bào của một người cho phép xác định ngày sinh tháng đẻ của các tế bào đó.

Và lúc so sánh với ngày sinh tháng đẻ của người, các nhà nghiên cứu có thể xác định là những tế bào này có phải xuất hiện hơn hay không.

Phương pháp này đáng tin cậy hơn những phương pháp cổ điển, chẳng hạn như sự đánh dấu ADN bằng cách tiêm vào trong tế bào một chất nhuộm màu.

Nhóm nghiên cứu của Jonas Frisen đã cải tiến kỹ thuật của ông năm 2005 để nghiên cứu vỏ não vùng chẩm, lúc đó đã cho thấy rằng các các neuron đã không được đổi mới ở vùng này của vỏ não. Các tế bào cơ tim (cardiomyocytes), chiếm 20% các tế bào của tim, lại dường như đổi chậm, với một nhịp độ giảm theo dòng thời gian.

Tỉ lệ của những tế bào được đổi mới là 1% lúc 20 tuổi và 0,45% lúc 75 tuổi. Các nhà nghiên cứu tính rằng vào thời cuối cuộc đời gần một nửa các tế bào cơ tim đã được thay đổi./.

Theo KH&CN/Vietnam+
  • 968