Với công nghệ in 3D tiên tiến hiện nay thì việc in 1 chiếc tên lửa là điều ‘không thể tránh khỏi’.
Trước đây, ta đã từng biết đến các sản phẩm “thật không thể tin nổi” làm từ máy in 3D như xe hơi, nhà, “đồ ăn” … Và bây giờ, bạn sẽ phải há hốc mồm lần nữa trước cái tên “tên lửa làm bằng máy in 3D”.
Với công nghệ in 3D tiên tiến hiện nay thì việc in 1 chiếc tên lửa là điều ‘không thể tránh khỏi’. Hầu hết các bộ phận của chiếc tên lửa này đều được ‘in’ từ máy in 3D, từ động cơ đến bộ điều khiển đều được làm bởi máy in 3D.
Công nghệ in 3D mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là về giá cả và thời gian. Điều này sẽ rút ngắn thời gian sản xuất chỉ còn vài giờ đồng hồ thay vì mất gần cả tháng trời, cũng như tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn. Ngoài ra, nó còn có thể đảm nhận luôn công việc sản xuất những bộ phận vốn rất khó đối với công nghệ sản xuất hiện tại như sản xuất vi mạch điện tử.
Một kĩ sư Raytheon cho biết: “Chúng tôi đang thử nghiệm những mẫu mới có thể cải thiện lượng nhiệt tỏa ra và có cấu trúc nhẹ hơn, điều mà các phương pháp sản xuất khác chưa thể đạt được”.
Đối với công nghiệp sản xuất bảng mạch điện tử, nó sẽ sử dụng các vật liệu cách điện để làm nguyên liệu, đồng thời loại bỏ bớt trên bảng mạch những vi mạch không cần thiết và giữ lại những đường dẫn điện quan trọng. Nói cách khác, nó giúp bạn tiết kiệm chi phí sản xuất khỏi những vật linh tinh một cách tối đa, biến ước mơ ‘phi hành gia’ của mỗi người thành hiện thực.
Hiện nay, công ty Raytheon đang dốc hết tốc lực để chế tạo được một tên lửa ‘thứ thiệt’ có thể bay được mà đặc biệt là phải có ít nhất 80% bộ phận sẽ được làm từ công nghệ in 3D.