Thánh đường Chartres

  •  
  • 1.326
  • Mặt tiền phía Tây của thánh đường Chartres là sự phối hợp ngẫu nhiên các phong cách. Tháp bắt đầu xây dựng trong thập niên 1130 và 1140, gần 400 năm sau xây thêm chóp bên trái. Cửa sổ hoa hồng theo kiểu Gothic, khoảng 1210.
    Thời điểm xây dựng: 1194 - giữa thế kỷ 13
  • Địa điểm: Chartres, Pháp

Chartres là một thánh đường còn nguyên vẹn nhất trong một  loạt các thánh đường quan trọng ở Ile de France, vùng ngoại vi Paris, cùng xây dựng theo phong cách Gothic ở châu Âu. St Denis và Sens trong thập niên 1140, tiếp đến là Laon và Paris thập niên 1160, Bourges và Chartres thập niên 1190; Reims và Le Mansa thập niên 1210, Amiens và Beauvais thập niên 1220 và 1240. Mỗi nhà thờ trong số này đều độc đáo và đặc biệt, nhưng cùng nhau hình thành một mẫu tồn tại dai dẳng qua hàng thế kỷ và phát triển rộng khắp ở tất cả những nước theo đạo Cơ Đốc. Về cơ bản, mẫu này gồm một hệ thống không dựa vào độ bền của khối xây kiên cố mà dựa vào sự cân bằng các lực giữ ở thế quân bình. Vòm đỉnh nhọn thay cho vòm có chiều rộng thay đổi nhưng tất cả đều có cùng độ cao như nhau, trọng lượng của vòm đá lúc này tập trung vào một số điểm thay vì phân bố dọc theo cả vách tường, cho phép không gian ở giữa có thể mở ra như cửa sổ ngày càng lớn, và những điểm khác lực xô có thể chuyển xuống nền đất bên ngòai thông qua kết cấu chống đỡ lực xô của mái vòm, tạo cho toàn bộ cấu trúc một cảm giác thanh thoát và đường nét sinh động trước đó chưa hề đạt được.

Chartres áp dụng sơ đồ truyền thống hình thánh giá Latin, có gian giữa nhà thờ và ca đoàn bố trí ở chỗ đường giao nhau. Ca đoàn ở cuối gian nhà con hình bán nguyệt ở cuối nhà thờ, với các nhà nguyện tỏa ra. Chiều cao nâng lên bên trong đến 3 tầng: dây liên vòm gồm các cột hình trụ đỡ các vòm rộng, với thân cột nằm ở 4 hướng chính,thân cột bên trong nâng hết toàn bộ chiều cao đến tận mái cong dạng vòm, bao lơn đầu nhà thờ hẹp gồm 5 vòm nhỏ mỗi phần nhô ra khỏi phần chính, và phần trên tường rất sâu với họa tiết hình mạng gân. Điều khác thường, phần trên tường kéo dài xuống phía dưới đến một điểm bên dưới chân vòm. Trong số 9 tháp theo kế hoạch xây dựng Chartres ban đầu chỉ thực hiện có 2.

Cạnh phía Bắc của gian giữa nhà thờ: Kết cấu chống đỡ lực xô của mái vòm với nhiều cột nhỏ tỏa ra không hiệu quả về chức năng. Kết cấu hình cung này phía trên được xây thêm trong thế kỷ 14.
Trong khi theo nhiều cách, Chartres mang tính điển hình trong thời kỳ Gothic ban đầu, điều làm cho Chartres đặc biệt là vẫn giữ được tính hoàn hảo của công công trình điêu khắc - và thậm chí còn đặc biệt hơn là tất cả kính màu trong nhà thờ. Vì thế, theo kinh nghiệm chung, Chartres được xem là một trong những đỉnh cao trong kiến trúc thế giới.

Xây dựng Chartres

Một thánh đường đầu tiên, một công trình theo kiểu La mã đồ sộ, mái cổng có 3 bộ phận nhô ra khỏi phần chính ngoạn mục, "Portail Royal" được xây dựng tại hiện trường vào thập niên 1140. 50 năm sau vào ngày 10/06/1194, thánh đường này bị hỏa hoạn thiêu hủy, chỉ còn lại duy nhất có mái cổng. Phần còn lại đều được xây mới hoàn toàn.

Người ta quyết định phải duy trì Portail Royal cổ xưa mặc dù điều này ảnh hưởng đến tính nhất quán trong phong cách xây dựng, như là một quyết định tốt, vì có nghĩa sự tồn tại của một số tác phẩm điêu khắc tinh xảo nhất vào thời Trung cổ. Dù sao, ấn tượng chung ở Chartres vẫn còn là một thiết kế hợp nhất, trong đó có sự chọn lựa rõ ràng và quyết định thẩm mỹ phải tuân thủ. Điều này hàm ý đây là sản phẩm của một đầu óc riêng biệt, một kiến trúc sư đặc biệt mà giới sử gia theo thói quen thường gọi là "bậc thầy Chartres". Thế nhưng thật thuyết phục khi hơn 30 năm xây dựng, ít nhất có 9 bậc thầy khác tham gia, phần đóng góp của mỗi người phân biệt rõ qua vô số tiểu tiết và một số quyết định quan trọng. Tất cả có phải theo một sơ đồ tổng thể, hay mỗi người chắp ghép ý tưởng của riêng mình vào những gì mà người đi trước đã thể hiện? Một câu hỏi thật lý thú nhưng khó có thể trả lời.

Số liệu thực tế:

  • Tổng chiều dài: 155m
  • Chiều rộng trên mặt tiền phía Tây: 47,5m
  • Chiều rộng gian giữa nhà thờ: 14m
  • Chiều dài gian giữa nhà thờ: 73m
  • Chiều cao mái cong dạng vòm trong gian giữa: 37m
  • Chiều cao tháp phía Bắc: 115m
  • Chiều cao tháp phía Nam: 107m
  • Đường kính của các cửa sổ hoa hồng lớn: 13,4m

Kỹ thuật thi công

Hệ thống kết cấu áp dụng ở Chartres và tất cả các thánh đường Gothic: Trọng lượng mái cong hình vòm được chuyển xuống mặt đất bằng kết cấu chịu lực xô của mái vòm.
Thánh đường Gothic xây dựng bằng nhiều toán thợ xây dựng dưới sự chỉ huy của một thợ cả, cùng nhóm thợ làm từ công trình này đến công trình khác và đôi lúc từ nước này đến nước khác. Nhóm thợ được biết đến như người "trong nhà" gồm những thợ thủ công lành nghề, mỗi người đều có kỹ năng riêng. Đá đẽo tại mỏ phải càng chính xác càng tốt, để giảm bớt công vận chuyển các chi tiết càng phức tạp hơn, chẳng hạn như: vòm ép khuôn hay họa tiết hình mạng gân cửa sổ phải trải dài trên mặt đất theo đúng bản vẽ tỉ lệ thực. Một cách lý tưởng, toàn bộ sơ đồ phải đánh dấu và chân móng đào trong một đợt.

Sau đó thi công hết lớp này đến lớp khác, chúng ta thường quan sát thời gian thi công qua hàng gạch xây trong khối. Ở những công trình đồ sộ như Chartres có những vết nứt theo chiều dọc và sự thay đổi trong hàng gạch xây biểu thị quá trình thi công.

Thông thường khi xây nhà thờ thường bắt đầu ở phía Đông, nhưng ở Chartres lại khác: Hình dạng kết cấu chịu lực xô của mái vòm ở gian giữa nhà thờ - một bánh xe bằng 1/4 hình tròn có nan hoa có vẻ cổ hơn những bánh xe như thế ở chỗ ca đoàn đầu phía Đông và các cửa sổ ở lối đi, các cửa sổ hẹp có đỉnh vòm nhọn, đơn giản ở gian giữa nhà thờ đều phức tạp hơn ở chỗ ca đoàn.

Giàn giáo rất đắt tiền, vì thế phương pháp thường dùng là phải xây dựng sàn công tác bằng gỗ được chống đỡ trên vách đã xây xong hơn là bắt giàn giáo từ dưới đất lên. Khi toàn bộ chiều cao của vách đã xây đụng không gian bên trong được lợp mái che phần gồ trước khi xây dựng mái cong hình vòm, dùng để che mưa nắng cho nhóm thợ. Làm tiếp một khung sườn, lúc đó các khoảng không gian giữa (các ngăn) được lấp đầy với lượng gỗ sử dụng tối thiểu.

Đá mang lên giàn giáo bằng các đường đất đắp hay nâng bằng cẩu vận hành bằng bánh xích nằm trong công trình. Công đoạn chạm khắc trang trí như mũ cột đều tiến hành ngay hiện trường: Tác phẩm điêu khắc hình người được chạm khắc trong xưởng và lắp đặt khi hoàn tất - môt số tác phẩm điêu khắc Trung cổ có khắc số cho biết vị trí lắp đặt. Công đoạn sau cùng dành cho thợ lắp kính, lắp kính màu được cắt tỉ mỉ vào các khoảng trống trong họa tiết hình mạng gân bằng đá.

Tác phẩm điêu khắc và kính

Kiến trúc của Chartres có vẻ như cân nhắc sao cho giữ được nét đơn giản cân đối để khi nhìn vào mắt không bị phân tán bởi tác phẩm điêu khắc ở bên ngoài và kính màu lắp đặt bên trong.

4 cột tượng ở Portail Royal, tác phẩm điêu khắc lâu đời nhất trong thánh đường, miêu tả các nhân vật trong Cựu Ước nhưng không thể nhận dạng chắc chắn là nhân vật nào.
Câu chuyện về tác phẩm điều khắc phải bắt đầu bằng Portail Royal trong thập niên 1140. Cùng với St Denis, Portail Royal đánh dấu tác phẩm điêu khắc nhân vật độc lập ở phương Tây, có hình dạng cột hình người. Những cột này đứng tựa vào hay thay thế một số cột thành nhóm quanh ô cửa ra vào nhà thờ, với nhiều tác phẩm điêu khắc chạm nổi ở lanh tô và panel kiến trúc bên trên.

Cánh ngang phía Bắc và Nam thậm chí còn tạo ra nhiều mái vòm cầu kỳ hơn. Xây dựng khoảng 80 năm sau Portail Royal, số hành lang này thuộc về một thế giới khác, một thế giới chủ nghĩa nhân văn trong thế kỷ 13, với các nhân vật lý tưởng hóa giống như thật kết hợp giữa sức mạnh tinh thần với sức mạnh thể chất của một anh hùng.

Nhưng đặc điểm khiến cho thánh đường Chartres nổi tiếng nhất là giàn kính màu của nó. Phản ứng thông thường khi bước vào thánh đường là phản ứng của người mất tinh thần, có vẻ hầu như là mức độ u ám. Kính thời Trung cổ không có vẻ trong suốt rực rỡ. Màu sẫm giống như đá quý, phải mất một số thời gian mới quen với mức độ ánh sáng (và phải nói rằng: phải cần ống dòm mới thưởng thức hết vẻ đẹp của kính ở bất cứ chi tiết nào). Những khó khăn này khiến cho Chartres không giống bất kỳ nhà thờ nào khác.

Thánh đường lắp kính vào nửa đầu thế kỷ 13, tiền mua kính do tín đồ hành hương, các nhà quý tộc tài trợ, và giới thương nhân trong thành phố đóng góp, vì nghề nghiệp của họ là món quà kỷ niệm do các thánh bảo hộ ban tặng, liên kết với chi tiết trong Kinh Thánh. Hầu hết những cửa sổ này phải luôn cần đến sự hướng dẫn của chuyên gia mới hiểu hết ý nghĩa. Những vòm hình mũi tên dài trên cửa sổ của gian phụ trong nhà thờ thường có 20 đến 30 phong cảnh. Cao hơn một chút, quy mô càng lúc càng to hơn, các vị thần khổng lồ giống như thần Aaron, ngực dính đầy châu báu và đôi mắt mở to, đang nhìn chằm chặp xuống phía dưới.

Hoàn toàn khác hẳn với các chủ đề ở cửa sổ, các nhà thần học Trung cổ thêm vào màu sắc và ánh sáng một tính chất huyền bí, được Đức ban phụ Suger giải thích cặn kẽ trong việc xây dựng nhà thờ St Denis. "Ánh sáng hữu hình, cả loại ánh sáng được thiên nhiên tạo ra trên thiên đàng và do loài người tạo ra dưới trần thế là hình ảnh của ánh sáng thông tuệ và hơn hết là hình ảnh của Sự sáng đích thực".


Chỗ giao nhau trong Thánh đường Chartres, nhìn về cánh ngang phía Bắc, ca đoàn ở bên trái

H.T (Theo Kiến trúc thế giới hiện đại)
  • 1.326