Theo thenextweb.com, các nhà khoa học Brazil và Mỹ đã hợp tác phát triển bộ cảm biến sinh học lắp trên gọng kính, có thể đo đường huyết thông qua nước mắt của người dùng.
Bộ cảm biến sinh học lắp trên gọng kính do các nhà khoa học Brazil và Mỹ phát triển, có thể đo đường huyết thông qua nước mắt của người dùng mà không cần thử máu gây đau đớn kèm theo nguy cơ nhiễm trùng.
Bộ cảm biến sinh học lắp trên gọng kính, có thể đo đường huyết thông qua nước mắt của người dùng - (Ảnh: Juliane R. Sempionatto Moreto).
Thiết bị này sẽ giúp kiểm soát nồng độ đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường, một căn bệnh ảnh hưởng đến 62 triệu người ở Mỹ và 380 triệu người trên toàn thế giới. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), trong những thập niên gần đây, đã có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, với tốc độ tăng nhanh nhất ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Đến năm 2035, ước tính có 580 triệu người có thể bị ảnh hưởng.
Nhiều người mắc bệnh này sử dụng máy đo glucose cầm tay nhưng để xác định lại cần phải đâm vào ngón tay. Quá trình này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, gây đau đớn và có nguy cơ nhiễm trùng.
Một cảm biến sinh học mới lắp trên gọng kính có thể xác định các phân tử glucose trong nước mắt của người dùng. Nó cũng có thể đo lượng đường, vitamin và nồng độ cồn trong máu .
Các bộ cảm biến sinh học có khả năng đo các phản ứng sinh học hoặc hóa học và phát ra tín hiệu tỷ lệ thuận với nồng độ của một chất cụ thể. Chúng ngày càng được phát triển và sử dụng để tăng tốc các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, theo dõi tình trạng sức khỏe, chẩn đoán và phòng ngừa bệnh tật, ngay cả ở một số nước đang phát triển như Brazil.
Khi tiếp xúc với glucose oxidase, nước mắt thay đổi dòng điện tử, tạo thành tín hiệu được ghi lại và xử lý bởi thiết bị được cài đặt trong gọng kính. Thiết bị đó gửi kết quả trong thời gian thực tới máy tính hoặc điện thoại thông minh.