Thiết kế kiểu dáng Laptop – một nghệ thuật thực sự?

  •  
  • 312

Tháng 10 năm 1992, khi IBM giới thiệu dòng sản phẩm ThinkPad 700 đầu tiên, tầm quan trọng của thiết kế tại thời điểm đó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh quen thuộc của ThinkPad ngày nay. Lấy cảm hứng từ “Shōkadō bentō”, một loại hộp thức ăn màu đen của Nhật, những sản phẩm ThinkPad đầu tiên đã có nhiều yếu tốt thiết kế tập trung vào tính năng cơ bản”… bài viết tự bạch về nghề thiết kế Laptop của Naitoh San, Phó chủ tịch, Bộ phận phát triển máy tính xách tay – Lenovo, người đã có 15 năm làm nghề thiết kế Laptop .

Cách đây không lâu, việc thiết kế được coi là làm cho một sản phẩm có sức cuốn hút về mặt thẩm mỹ, hơn cả những đóng góp quan trọng khác cho sự thành công của các chiến lược tập đoàn, tính sáng tạo hay sự phát triển thị trường. Ngày nay thì mọi thứ đã thay đổi. Những nhà thiết kế sản phẩm có vị trí quan trọng trong ban lãnh đạo, họ giúp công ty khai phá những lĩnh vực mới, sản phẩm mới, tạo dựng thị trường mới một cách thành công hay giải quyết một vấn đề tồn tại bằng một phương án rất sáng tạo.

Việc thiết kế một máy ThinkPad, theo như lời một đồng nghiệp của tôi, anh David Hill nói, giống như việc chơi một trò chơi xếp hình 3 chiều. Tôi đồng ý với điều đó. Có rất nhiều những cấu phần khác nhau cần phải được sắp xếp một cách tỉ mỉ vào bên trong một khối hộp đen, trong khi lại phải đảm bảo được những thuộc tính vô hình như chi phí và tính chất vật lý không bị xung đột. Sau đó thì tất cả những tiêu chuẩn khác như khả năng sử dụng, giá cả, độ thẩm mỹ cũng phải được lưu ý. Đó chính là trường hợp của 15 năm trước đây khi chúng tôi lần đầu tiên tung sản phẩm ThinkPad ra thị trường. Những cống hiến cho sự sáng tạo và thiết kế của chúng tôi ngày nay vẫn còn rất mạnh mẽ.

Tháng 10 năm 1992, khi IBM giới thiệu dòng sản phẩm ThinkPad 700 đầu tiên, tầm quan trọng của thiết kế tại thời điểm đó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh quen thuộc của ThinkPad ngày nay. Lấy cảm hứng từ “Shōkadō bentō”, một loại hộp thức ăn màu đen của Nhật, những sản phẩm ThinkPad đầu tiên đã có nhiều yếu tốt thiết kế tập trung vào tính năng cơ bản.

Chiếc ThinkPad đầu tiên của IBM - Lenovo (Ảnh: IBM)

Ví dụ như, dòng ThinkPad 701 đưa ra thiết kế bàn phím kiểu gập, hay còn gọi là TrackWriteTM, cho phép dòng sản phẩm này rất nhỏ gọn khi được đóng lại, đồng thời rất tiện lợi khi sử dụng, mặc dù chỉ rộng có 9.7 inch với màn hình LCD 10.4 inch VGA. Tuy vậy các dòng sau đó được trang bị màn hình lớn hơn, vì thế không cần thiết phải có bàn phím gập nữa. Một thiết kế khá hay khác nằm trên dòng ThinkPad 760, đó là bàn phím được nâng lên cao nhờ vào 2 cánh tay gắn vào những thanh trượt nhỏ bên cạnh màn hình, tạo một cảm giác nghiêng và thoải mái hơn so với nhưng bàn phím phẳng nằm ngang của những loại máy khác. Ngày nay thì những thiết bị chân đế cho máy xách tay cũng có tính năng này.

Điểm mấu chốt cần lưu ý ở đây là, tính năng chính là nền tảng để lấy cảm hứng cho các mẫu thiết kế. Các thành phần chức năng đều được loại bỏ khi chúng dần trở nên dư thừa. Đây chính là một khía cạnh rất quan trọng trong bất kỳ thiết kế thành công nào. Sự sáng tạo hay sự tập trung quá đáng vào mục đích thẩm mỹ đang dần được loại bỏ khỏi khía cạnh quan trọng này.

Tại Lenovo, cách tiếp cận tới các thiết kế sản phẩm của chúng tôi ảnh hưởng bởi sự mong muốn giải quyết được những vấn đề của khách hàng chứ không phải chỉ là sáng tạo vì mục đích đổi mới nào. Đó là điều đúng đắn khi đòi hỏi tính nguyên tắc và đam mê gắn bó đối với triết lý thiết kế của chúng tôi. Chúng tôi định ra cái gì làm ảnh hưởng đến người sử dụng và tìm ra một giải pháp sáng tạo để giải quyết những vấn đề rất thực tế đó.

Một thiết kế sản phẩm thành công thường tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm khác trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. ThinkPad là một ví dụ điển hình. Gần 15 năm từ khi lần đầu tiên được giới thiệu, thiết kế ThinkPad vẫn giữ được ý tưởng và kiểu dáng thương hiệu đặc trưng mà người dùng đã yêu thích cũng như trung thành với dòng sản phẩm này. Đây là một phần quan trọng trong thiết kế sản phẩm khi nó được lồng với các chiến lược và sự phát triển kinh doanh của công ty.

Vỏ chai Coca-Cola cũng là một ví dụ tiêu biểu cho một thiết kế sản phẩm thành công tuyệt vời, nó đã tạo ra một định danh thương hiệu riêng biệt. Nhưng không chỉ có hình dáng độc đáo của vỏ chai đã tạo nên thương hiệu và góp phần cho thành công của Coca-Cola. Thiết kế vỏ chai cũng được chú ý đến tính năng. Nó được thiết kế sao cho dễ dàng cầm nắm, nhưng có ít người nhận ra rằng nó cũng được thiết kế để có thể dễ dàng nhận ra trong bóng tối khi bạn vừa ngủ dậy và tới tủ lạnh để lấy chai nước. Con dao cho quân đội của Thụy Sỹ cũng vậy, thói quen người dùng cùng với kiểu dáng đã được hòa quện vào nhau theo một cách thức kết hợp tuyệt vời và hài hòa.

Một cuộc thử nghiệm thực sự cho sự kết hợp giữa thiết kế sản phẩm và tính năng phải trả qua một thời gian và nó thích ứng như thế nào. Thế hệ đầu tiên của các dòng ThinkPad trong giai đoạn đầu thập kỷ 90 tập trung vào sự quản lý năng lượng, độ bền và công nghệ làm mát CPU. Thế hệ thứ 2 từ năm 2000 đến năm 2005 đã cải tiến các đặc điểm này, nhưng đồng thời cũng tập trung sáng tạo trong phần mềm như các công nghệ ThinkVantage hay các vấn đề doanh nghiệp quan tâm như các tính năng bảo mật tốt hơn và tăng thời lượng dùng pin. Thế hệ thứ 3 và thế hệ hiện tại của dòng ThinkPad hiện đang tập trung vào việc tăng cường khả năng kết nối và khả năng di động thực sự, giúp tăng năng suất cho người sử dụng.

Một yếu tố cốt yếu trong thiết kế sản phẩm thành công đó là sẵn sàng đương đầu với các nguy cơ đã được báo trước và hướng tới xây dựng văn hóa công ty về sáng tạo và yêu cầu mới (new thinking and inquiry). Nó rất quan trọng cho những công ty để nhận ra rằng những ý tưởng tốt nhất ko cần phải bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm nào cả, mà có thể từ b ất kỳ một cá nhân ở một nơi nào đó trên thế giới. Tại Lenovo, chúng tôi đúc rút quan điểm này bằng một câu khẩu hiệu đơn giản: New World, New Thinking.

Một ví dụ tiêu biểu cho việc thiết kế sản phẩm nhờ đối mặt với rủi ro dự báo và nhờ khả năng sáng tạo mới là sự phát triển dòng sản phẩm Motorola RAZR. Trong khi thị trường đang bị thống trị bởi các thiết kế điện thoại dạng “thanh kẹo”, thì Motorola đã thành công trong việc chấp nhận rủi ro và đưa ra một thiết kế dạng “nắp gập” bóng bẩy và sành điệu. Khâu phát triển đã rất rủi ro và chấp nhận bỏ tất cả các mẫu thiết kế đã đang được sử dụng, thậm chí là những kiểu mẫu đã được coi là truyền thống của Motorola.

Cá nhân tôi tin tưởng rằng, mặc dù có rất nhiều thiết bị dạng máy tính nhỏ hơn đang được tung ra thị trường hiện nay, chúng tôi sẽ không tập trung vào việc thu nhỏ kích thước của các thế hệ tiếp theo của ThinkPad. Kích thước rộng và dài là những gì, theo như các nhà thiết kế, chúng tôi coi đó là những chỉ số liên quan đến kích thước màn hình và bàn phím, Bởi vì chúng có liên quan mật thiết đến khả năng sử dụng và năng suất làm việc. Chỉ số thứ 3 liên quan tới độ dầy và cân nặng của sản phẩm mà chúng tôi đang mong đợi có những sáng tạo trong đó. Những công nghệ mà sẽ định ra viễn cảnh PC và những mẫu ThinkPad trong tương lai sẽ là hệ thống làm mát cải tiến và các thuật toán quản lý năng lượng mới cùng với khả năng quản lý bảo mật dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự cải tiến trong các công nghệ ăng ten và khả năng kết nối không dây cũng sẽ là những hướng tập trung mới.

Ví dụ như, trên một số dòng ThinkPad mới, Lenovo đã thêm vào một khung cuộn mới vòng quanh màn hình LCD, một hệ thống làm mát với những cánh tản nhiệt thiết kế mới và công nghệ tăng cường khả năng kết nối không dây gọi là Ultra Connect II, trong đó ăng ten UltraConnect được gắn vòng quanh màn hình, mang lại hiệu suất không dây tốt nhất. Chúng tôi cũng giới thiệu một số mẫu sử dụng bộ nhớ flash, tăng cường thời gian đáp ứng của hệ thống, hệ thống đồ họa rời và công nghệ Battery Stretch để quản lý năng lượng tốt hơn.

Một thiết kế cổ điển vẫn luôn luôn là cổ điển. Đó là lí do mà ThinkPad vẫn còn đứng vững cho tới ngày nay. Nhưng cũng như bất kỳ một thiết kế cổ điển nào khác, nó luôn thích ứng theo thời gian. Những sự thay đổi trong khả năng di động, khả năng kết nối và các tính năng quản lý, bảo mật sẽ tiếp tục là những lĩnh vực cốt lõi cho sự sáng tạo. Để tạo ra một thiết kế thành công cần phải tính đến tất cả các yếu tố như cảm nhận của người dùng, nhu cầu của khách hàng, giá cả tính thẩm mỹ và tính năng sản phẩm. Sự kết hợp tối ưu giữa những yếu tố này với những chiến lược bán hàng và khuyến mại hợp lý sẽ mạng lại những kết quả không ngờ.

Naitoh San

Theo VTV
  • 312