Thứ bậc trong gia đình quan trọng như thế nào?

  •  
  • 2.221

Heraclite từng nói: “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”, mỗi đứa trẻ đều được sinh ra và lớn lên vào mỗi hoàn cảnh khác nhau của gia đình. Vì vậy, luôn luôn có sự khác biệt giữa anh chị em trong cùng một gia đình.

Tôi đặt câu hỏi với nhiều bác sĩ nhi khoa rằng khi nào thì các bậc cha mẹ gặp phải vấn đề với thứ tự sinh. Và câu trả lời hầu hết là khi người con thứ hai học nói chậm hơn người con đầu.

Rất nhiều bậc cha mẹ gặp phải sai lầm khi coi thứ tự sinh quyết định tất cả” – Peter A. Gorski, Giáo sư nhi khoa thuộc Trường Đại học Nam Florida, Mỹ, nói. Ông cho rằng, việc này có thể khiến họ trở nên định kiến và đánh giá con mình thông qua thứ tự anh em trong gia đình. 

Trong một gia đình, không chỉ bố mẹ mà anh chị cũng tác động lên những người em một cách sâu sắc. (Ảnh: Spychologytoday)

Frank J. Sulloway, Giáo sư Trường Đại học California, Berkeley; ông là tác giả của cuốn sách: “Sinh ra để nổi loạn: Thứ tự sinh, yếu tố gia đình và những cuộc đời đầy sáng tạo” (NXB Patheon năm 1996), đã chỉ ra rằng người con thứ hai thường có xu hướng nói chậm hơn người con đầu. Ông nói: “Phương pháp giúp con cái phát triển tốt nhất là cha mẹ phải dành thời gian nói chuyện với trẻ”.

Ông cũng đưa ra một nghiên cứu của Chính phủ Nauy vào năm 2007. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, trong một gia đình, chỉ số IQ của người anh thường cao hơn 3 điểm so với người em (cuộc nghiên cứu sử dụng số liệu của quân đội Nauy, đối tượng nghiên cứu đều là nam giới).

Tuy vậy, ông cũng cho biết sự chênh lệch chỉ số IQ này chỉ là rất nhỏ và không phải là nguyên nhân gây ra sự chậm nói ở trẻ. Những nguyên nhân của việc chậm nói có thể là do trẻ bị điếc bẩm sinh hoặc ít được người lớn nói chuyện và chơi đùa. Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng, khi con thứ hai ra đời, cha mẹ thường “quên mất” sự quan trọng của việc dạy nói cho trẻ. 

GAnh chị em trong một đại gia đình phương Tây (Ảnh: Gloriouschurch)

Thứ tự sinh không phải nguyên nhân gây ra việc chậm nói”, Giáo sư Sulloway lặp lại. “Thực chất, nó là một nhân tố quan trọng tạo nên tính cách của các thành viên trong gia đình”.

Chúng ta có thể dẫn chứng rất nhiều trường hợp, trong lịch sử, văn học, thậm chí là cả gia đình mình, khi người con thứ lại là người thông minh và uyên bác hơn (Ví dụ như Jane và Elizabeth Bennet, Meg và Jo March, Dmitri và Ivan Karamazov ….).

Chỉ số IQ thường thu hút nhiều sự quan tâm của chúng ta nhưng thực ra tính cách mới là điều ảnh hưởng lớn nhất đến gia đình cũng như các thành viên trong đó.

Thông thường, người con cả thường có xu hướng chỉ huy những đứa em của mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như đó lại là một người nhút nhát? – Giáo sư Sulloway nói. “Napoleon là người con thứ hai trong gia đình và anh trai của ông là một người rất nhút nhát. Chính điều này đã trở thành nhân tố khiến Napoleon trở thành người mạnh mẽ và thay thế vị trí của anh trai mình”.

Tất nhiên, thứ tự sinh cũng đều quan trọng nhưng tôi cảm thấy giới tính, khoảng cách sinh và hơn hết tích cách là những điều quan trọng hơn. Khi cậu con trai út của chúng tôi lớn lên, khác với tích cách cả tin của hai cô chị, cậu lại trở thành người trầm tĩnh và ít biểu lộ cảm xúc. Cả vợ tôi lẫn tôi đều nghĩ, thật khó có điều gì khiến cậu bé mất bình tĩnh.

Tôi không hề hạ thấp sự quan trọng của thứ tự sinh” – Giáo sư Gorski nói. “Chính nó đã tạo ra vị trí của mỗi người trong gia đình để rồi từ đó chúng ta học được cách nói chuyện với mọi người ở những lứa tuổi khác nhau cũng như cách cư xử trong những mối quan hệ khác nhau”.

Các bác sĩ nhi khoa luôn cảnh báo các bậc phụ huynh đừng nên nghĩ rằng con mình sớm muộn cũng biết nói hay việc con thứ biết nói chậm hơn con đầu là chuyện đương nhiên. Tôi đã cương quyết tăng cường các bài tập giúp trẻ nghe và nói tốt hơn cùng với sự giúp đỡ của hai cô con gái. Và nhờ vào sự chăm chỉ của hai chị gái, khả năng nghe và nói của cậu bé đã được cải thiện đáng kể. Đây chính là điều may mắn khi có được những người chị gái chăm chỉ.

Trịnh Vũ - Vietnamnet (Dịch từ NYT)
  • 2.221