Loài ong có lông trong mắt. Bạn dễ bị ong chích trong một ngày có gió hơn trong bất cứ điều kiện thời tiết nào khác. Loài côn trùng duy nhất có thể xoay đầu 360 độ là bọ ngựa.
1. Số lượng côn trùng trên 1 km2 mặt đất nhiều hơn số lượng loài người trên toàn thế giới!
2. Ở Hoa Kì, ong bắp cày giết chết nhiều người hơn cả rắn, nhện và bò cạp tính tổng lại.
3. Tốc độ bay trung bình của ruồi là 7,3 km/giờ. Một con ruồi vỗ cánh khoảng 20.000 lần trong một phút. Ruồi có thể mang mầm bệnh đi xa đến 24 km từ nguồn ô nhiễm.
Nếu hai con ruồi sinh sản trong điều kiện không bị giết hay bất cứ giới hạn nào khác trong một năm, lũ con cháu của chúng sẽ tạo thành một khối to bằng trái đất.
Ruồi Nam Mỹ được xem là ruồi lớn nhất trên thế giới.
4. Loài dế không kêu bằng cách cọ chân với nhau mà là cọ cánh.
5. Bọ rùa chảy máu để tự vệ. Khi sợ hãi, chúng tiết ra những giọt chất lỏng màu đỏ hoặc vàng có vị khó chịu từ miệng và các lỗ chân lông ở khớp.
6. Cho đến rất gần đây, không có loài rết nào được tìm thấy có đôi chân là chẵn. Thường thì con số này dao động từ 15 đến 191 đôi, nhưng toàn là số lẻ. Tuy nhiên gần đây Chris Kettle, một sinh viên y khoa ngành sinh thái học, tìm được một con rết có 48 đôi chân, và nghi ngờ đột biến gene chính là nguyên nhân của điều đó.
7. Cào cào chỉ có thể nhảy được ở nhiệt độ tối thiểu là 16,6 độ C.
8. Mạng nhện được làm từ 2 loại tơ, một loại dính và một loại không. Nhện bắt đầu xây mạng bằng loại tơ không dính và tạo các "tia" trước. Sau khi cái khung đã hoàn thành và vững chắc, con nhện mới bắt đầu dùng loại tơ dính để kết mạng như chúng ta thường thấy, nối tia này với tia kia. Quan sát một con nhện bạn sẽ thấy nó rất cẩn thận tránh những sợi tơ dính và đi trên những cái "tia". Nếu bị giật mình và bước lên sợi tơ dính thì con nhện sẽ bị dính chặt vào giống như bất kỳ vật gì khác. Khi đó, chúng sẽ ăn những sợi tơ này để thoát ra.
9. Vị giác của bướm chúa nhạy hơn người khoảng 12.000 lần. Chúng nếm bằng các chân sau.
10. Giống như bọ ngựa, lũ nhện đen sẽ xơi tái đức lang quân sau khi giao phối xong. Con cái có thể "tiễn biệt" khoảng 25 anh chàng xấu số trong một ngày.
11. Kiến có thể sống sót đến 2 tuần dưới nước. Khi thức giấc chúng thường duỗi người, và cũng ngáp giống như chúng ta trước khi bắt đầu công việc trong ngày. Khi lũ quét qua, loài kiến nhiệt đới thường bám vào nhau và cuộn tròn lại thành một quả bóng khổng lồ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, những con kiến non sẽ được an toàn và khô ráo ở giữa.
12. Con sâu có thể có đến 10 quả tim.
13. Loài chuồn chuồn có vòng đời sống trung bình 1 ngày.
14. Mỗi năm, côn trùng tiêu thụ hết 1/3 cây lương thực của toàn thế giới.
15. Những con ong thợ rời tổ để gom góp mật hoa và phấn hoa, chúng tích trữ ở chân sau, rùi sau đó cho các con ong non ăn từ từ.
16. Tất cả các con sâu bọ cánh cứng có khả năng tạo mạng nhện là những nhóm tập hợp rác, tiêu hóa thực vật chết và cả động vật.
Theo quan niệm của mọi người chúng ta thì côn trùng điều là những loài có hại cho sức khỏe và cả cây trồng vì vậy mà con người luôn ra sức tiêu diệt côn trùng khi gặp chúng bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, theo quy luật sinh tồn thì bất cứ con vật nào cũng không hoàn toàn có hại, tất cả điều có mặt lợi và mặt hại, diều quan trọng là chúng ta biết sử đúng cách mới có thể tận dụng được những lợi ích của chúng mang lại. Dưới đây là 10 loài côn trùng thật sự có ích và làm thế nào để thu hút chúng đến vườn của chúng ta.
1. Rệp muỗi
Ấu trùng nhỏ xíu, là loài côn trùng bay có chân dài, chúng ăn hơn 60 loài rệp vừng bằng cách dùng nọc độc làm tê liệt con mồi. Phấn hoa sẽ thu hút rệp muỗi đến vườn nhà bạn.
2. Ong ruồi
Ong ruồi cái trưởng thành tiêm trứng của nó vào các sâu bọ chủ. Sau đó các ấu trùng được nuôi dưỡng bên trong vật chủ, bao gồm ấu trùng sâu bướm, bọ cánh cứng, và rệp vừng. Các vật chủ chết khi ấu trùng đã phát triển xong. Trồng các cây hoa nhỏ có mật như thì là, mùi tây, cà rốt hoang, và cỏ thi để thu hút ong ruồi về vườn của bạn.
3. Rệp kim
Rệp kim ăn rệp vừng, sâu bướm nhỏ, rầy lá, bọ trĩ, và các loài gây hại khác. Sử dụng một dải lưới để tìm bắt các con rệp kim ở các cánh đồng cỏ linh lăng, và sau đó thả chúng vào vườn của bạn.
4. Bọ đất cánh cứng
Bọ đất cánh cứng hoạt động về đêm là loài động vật ăn thịt, háu ăn các loài sên, ốc sên, sâu ngài đêm, giòi bắp cải, và các côn trùng hại khác sống trong đất vườn nhà bạn. Một ấu trùng bọ cánh cứng có thể ăn nhiều hơn 50 con sâu bướm! Trồng các cây lâu năm trong vườn cho chúng một môi trường sống ổn định, hoặc trồng cỏ ba lá trắng để phủ mặt đất trong vườn cây ăn trái.
5. Bọ cánh ren
Cả ấu trùng và bọ cánh ren trưởng thành đều ăn rệp vừng, sâu bướm, rệp sáp, rệp, bọ trĩ, và ruồi trắng. Cây bạch chỉ, cây phòng phong, cúc vạn thọ tây, và cây cải gió ngọt sẽ thu hút bọ cánh ren đến vườn.