Cụ thể, thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội cảnh báo về trường hợp bé học lớp 2 (7 tuổi) đã dậy thì sớm. Người chia sẻ còn đưa ra danh sách những thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm như: nước ngọt, bánh kẹo, sữa…
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thông tin ăn kẹo bánh, uống nước ngọt, uống sữa gây dậy thì sớm là không chính xác. Việc dùng các loại bánh kẹo ngọt hay đồ uống ngọt có kiểm soát, không lạm dụng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ như sữa, các nghiên cứu đều chỉ ra sữa tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá nhiều, nhất là các loại sữa có đường thì lại ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bác sĩ Hưng cho biết bản chất các loại kẹo, bánh, nước ngọt đều có chứa rất nhiều đường. Dù là trẻ con hay người lớn nếu tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây hại cho sức khỏe, đó là nguy cơ thừa cân, béo phì, tiểu đường, huyết áp, tim mạch…
Hình ảnh chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình).
"Trẻ con khi quá lạm dụng kẹo bánh, nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Trong khi đó, trẻ béo phì (do nhiều nguyên nhân chứ không riêng ăn đồ ngọt) có khả năng dậy thì sớm. Đó là lý do nên xếp loại đồ ăn nhiều đường là yếu tố nguy cơ dẫn tới dậy thì sớm ở trẻ chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp", bác sĩ Hưng nêu quan điểm.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, thói quen lười vận động, ăn nhiều đồ chiên rán cũng là một trong những yếu tố nguy cơ khiến trẻ dậy thì sớm.
Bác sĩ Hưng cho biết việc lạm dụng đồ ăn nhanh kèm theo nước ngọt, kết hợp với cuộc sống ít vận động khiến cho trẻ nhỏ ngày nay có nguy cơ thừa cân béo phì gia tăng. Trẻ bị thừa cân béo phì có nguy cơ dậy thì sớm.
"Chúng ta nên đánh giá tác động đến việc dậy thì sớm của trẻ trên phương diện tổng thể hơn là chỉ đích danh một thực phẩm hay sản phẩm nào đó", bác sĩ Hưng nói.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện Y học Ứng dụng cho biết, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước và độ tuổi dậy thì của trẻ đang có hiện tượng sớm hơn 2-3 năm đối với bé gái, 1-2 năm với bé trai.
Dậy thì được coi là sớm nếu trẻ bắt đầu dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Một số dấu hiệu phát hiện trẻ dậy thì sớm bao gồm:
Dậy thì sớm theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới thể chất, chiều cao, sức khỏe, tâm sinh lý của trẻ.
Đồ ăn nhiều đường là yếu tố nguy cơ dẫn tới dậy thì sớm ở trẻ chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp.
Phòng ngừa dậy thì sớm
Bác sĩ Sơn cho rằng để tránh trẻ dậy thì sớm cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể chất, nghỉ ngơi hợp lý, cụ thể:
Trẻ cần được đi khám sớm nếu có các dấu hiệu của dậy thì sớm ở cả trẻ nam và nữ.