Khu vực này từng là nơi ở của hàng trăm người (ảnh: BBC) |
Thời cổ xưa, khu trại này có lẽ đã là nơi ở cho vài trăm người, và có thể là quần thể thuộc kỷ Đồ Đá Mới lớn nhất từng được phát hiện tại Anh. Khu di tích này được xác định có niên đại vào vào khoảng những năm 2.600 đến 2.500 trước Công nguyên, cùng thời điểm mà Stonehenge được xây dựng.
Khảo cổ gia Mike Parker Pearson từ đại học Sheffield cho biết: “Trong tàn tích của những ngôi nhà, chúng tôi tìm thấy dấu vết của giường hộp và tủ gỗ.” Ông cho biết những di tích này giống hệt những ngôi nhà thời Đồ Đá Mới tại Skara Brae - một khu di tích khá nguyên vẹn nhờ được làm bằng đá.
Các nhà nghiên cứu đã khai quật được tổng cộng tám ngôi nhà tại khu trại Durrington. Ngoài ra, nhờ các thiết bị khảo sát địa vật lý, họ còn phát hiện ra một số di tích khác.
Giới khảo cổ cho rằng phải có ít nhất là một trăm căn nhà cổ tại đây. Theo giáo sư Parker Pearson, mỗi căn nhà chỉ rộng chừng 5m vuông. Các căn nhà được làm bằng gỗ, với sàn bằng đất sét và một cột chống ở giữa. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy những mẩu cao su 4.600 tuổi phủ trên sàn nhà.
Người ta tìm thấy xương động vật trong các ngôi nhà cổ (ảnh: BBC) |
Nhà nghiên cứu của trường đại học Shefield này tin rằng những người cổ xưa đã không sống trong khu trại này trong cả năm. Ông cho rằng các khu vực Stonehenge và Durrington là một quần thể tôn giáo được sử dụng trong các lễ ma táng.
Giáo sư Pearson cũng cho rằng đây là nơi tập trung những cư dân của thời Đồ Đá Mới trong khu vực. Họ đến tụ tập lại với nhau vào dịp giữa đông để ăn uống, tiệc tùng, và còn vứt những mẩu xương xuống sàn nhà.
Ông nói: "Có nhiều mẩu xương động vật đang ăn dở bị ném đi. Chúng tôi gọi sự kiện này là tiệc tùng bầy đàn - và có lẽ đây là nơi đã có những bữa tiệc đầu tiên trong lịch sử”.
Kiến trúc đá Stonehenge nổi tiếng của Anh (Ảnh: BBC)