Tiến bộ vượt bậc: Việt Nam chế tạo được “não” ngư lôi

  •   3,76
  • 3.854

Việt Nam đang có những tiến bộ vượt bậc trong việc nghiên cứu chế tạo vũ khí dưới mặt nước đặc biệt là ngư lôi chống ngầm.

Công nghệ thủy âm (sonar) – công nghệ thủy âm xuất hiện trên thủy lôi, ngư lôi, tàu săn ngầm, tàu ngầm và cả trực thăng săn ngầm.
5 năm trở lại đây, đáp ứng yêu cầu tiến thẳng lên hiện đại của Quân chủng Hải quân, Viện Kỹ thuật Hải quân đã tập trung nghiên cứu một loạt công nghệ mới, đặc biệt là tập trung vào công nghệ thủy âm (sonar) – công nghệ thủy âm xuất hiện trên thủy lôi, ngư lôi, tàu săn ngầm, tàu ngầm và cả trực thăng săn ngầm. Đây có thể coi là bí quyết then chốt để làm chủ vùng dưới mặt nước biển. (Nguồn ảnh: Shutterdock).

Chế tạo thành công đầu tự dẫn của ngư lôi.
Với những tiến bộ trong việc nghiên cứu công nghệ thủy âm đã giúp Viện Kỹ thuật Hải quân nghiên cứu, chế tạo thành công đầu tự dẫn của ngư lôi. (Nguồn ảnh: QPVN).

Sản phẩm được đánh giá là có thể thay thế sản phẩm cũ của liên bang Ng
Sản phẩm được đánh giá là có thể thay thế sản phẩm cũ của liên bang Nga với tham số kỹ chiến thuật và độ tin cậy không thua kém sản phẩm ngoại nhập. (Nguồn ảnh: QPVN).

Theo các cán bộ Viện Kỹ thuật Hải quân, đầu tự dẫn này giúp ngư lôi gia tăng khoảng cách và độ chính xác trong phát hiện mục tiêu.
Theo các cán bộ Viện Kỹ thuật Hải quân, đầu tự dẫn này giúp ngư lôi gia tăng khoảng cách và độ chính xác trong phát hiện mục tiêu. Rất tiếc, không rõ đầu tự dẫn này dùng cho kiểu mẫu ngư lôi nào trong quân đội ta. (Nguồn ảnh: QPVN).

Việc chế tạo thành công đầu tự dẫn ngư lôi mở ra hướng phát triển mới
Dẫu vậy, việc chế tạo thành công đầu tự dẫn ngư lôi mở ra hướng phát triển mới – đó là chế tạo hoàn toàn ngư lôi trong nước thay vì sử dụng sản phẩm ngoại nhập. Qua đó, tiết kiệm đáng kể ngân sách Nhà nước trong bối cảnh đất nước còn gặp khó khăn kinh tế nhất định. (Nguồn ảnh: QPVN).

Hiện nay, Việt Nam được trang bị rất nhiều loại ngư lôi do Liên Xô/Nga sản xuất
Hiện nay, Việt Nam được trang bị rất nhiều loại ngư lôi do Liên Xô/Nga sản xuất, nhưng cơ bản chủ yếu gồm 2 cỡ: 400mm (chủ yếu trên tàu Petya 159A) và 533mm. Ảnh: Nạp ngư lôi 533mm SET-53 lên tàu săn ngầm Petya 159AE. (Nguồn ảnh: QPVN).

Ngư lôi được trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam
Ngư lôi được trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam gồm: tàu phóng lôi; tàu hộ vệ săn ngầm; tàu ngầm; trực thăng săn ngầm. (Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân).

Hầu hết các loại ngư lôi có trong biên chế quân đội ta đều được trang bị đầu dẫn sonar riêng.
Hầu hết các loại ngư lôi có trong biên chế quân đội ta đều được trang bị đầu dẫn sonar riêng. (Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân).

Trong ảnh, tàu phóng lôi Shershen phóng ngư lôi 53-56 cỡ 533mm có dầu dẫn thủy âm riêng, tầm bắn 8-12km.
Trong ảnh, tàu phóng lôi Shershen phóng ngư lôi 53-56 cỡ 533mm có dầu dẫn thủy âm riêng, tầm bắn 8-12km. (Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân).

Ảnh một trong những loại ngư lôi hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam – TEST 71 533mm
Ảnh một trong những loại ngư lôi hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam – TEST 71 533mm trang bị cho các tàu ngầm tấn công Kilo. TEST-71 được trang bị hệ thống dẫn đường sóng âm kết hợp với việc nhận lệnh điều khiển thông qua dây dẫn nên cực kỳ khó gây nhiễu. Tầm bắn 15 đến 25km tùy tốc độ hành trình. (Nguồn ảnh: Youtube).

Cập nhật: 12/04/2017 Theo kienthuc
  • 3,76
  • 3.854