Tiết lộ bí mật về phòng thủ của rắn: Âm thanh kỳ lạ khiến đối phương sợ hãi?

  •  
  • 1.567

Loài rắn có một kỹ thuật phòng thủ đặc biệt. Chúng có thể tạo ra âm thanh mà không cần đến răng cửa.

Trong thế giới động vật, nếu chó sủa "gâu gâu", mèo kêu "meo meo" thì rắn sẽ phát ra âm thanh "sss". Trên thực tế, rắn có thể tạo ra tiếng rít để phòng thủ. Thông thường, để tạo ra âm thanh này, con người phải đặt lưỡi của mình vào răng cửa. Nhưng rắn không có răng cửa, vậy làm thế nào mà rắn có thể tạo ra âm thanh này, thậm chí đôi khi chúng còn thè lưỡi ra cùng một lúc nữa?

Hóa ra rắn tạo ra tiếng rít này ở trong hệ hô hấp sâu hơn con người một chút, và đó là trong một cấu trúc được gọi là thanh môn. Đây thực chất là một lỗ nhỏ ở đáy miệng rắn và mở ra khi rắn thở.

Rắn có thể tạo ra tiếng rít để phòng thủ.
Rắn có thể tạo ra tiếng rít để phòng thủ.

Thanh môn được kết nối với khí quản, bộ phận kết nối với phổi của rắn. Bởi rắn chỉ có một lá phổi hoạt động và phần còn lại là dấu tích. Điều này có nghĩa là nó chỉ là tàn tích nhỏ của một cơ quan chức năng lớn hơn từng tồn tại trong tổ tiên của loài rắn. Như vậy, phổi hoạt động được là bao gồm 2 phần.

Theo Live Science, ông David Penning, Phó giáo sư sinh học tại ĐH Missouri Southern State (Mỹ), chia sẻ: "Khi một con rắn kêu lên, nó sẽ mở rộng xương sườn, hít một hơi thật sâu và sau đó chỉ thở ra trong một khoảng thời gian dài. Tiếng rít là kết quả của luồng không khí chuyển động nhanh qua thanh môn. Loài rắn có thể thay đổi âm lượng bằng cách ép xường sườn của chúng mạnh hơn và đẩy không khí ra ngoài nhiều hơn".

Vị chuyên gia này cho biết thêm rằng, lưỡi của rắn không đóng vai trò gì trong quá trình này.

Tuy nhiên, âm thanh của tiếng rít khi phát ra có thể khác nhau giữa các loài rắn. Chẳng hạn, rắn hổ mang chúa (tên khoa học là Ophiophagus hannah) có thể phát ra tiếng rít giống như "gầm gừ".

Không giống với các loài động vật khác, rắn chỉ tạo ra âm thanh, cụ thể là tiếng rít cho một mục đích duy nhất, đó là phòng vệ. Vị chuyên gia này cho biết, tiếng rít không truyền tải thông tin hoặc thậm chí thay đổi gì nhiều, tùy theo tình huống. Loại âm thành này phát ra gần như không khác gì tiếng ồn trắng.

Thế nhưng bất kể âm thanh và thông điệp nào cũng giống nhau, đó là: Hãy tránh xa. Việc chú ý đến cảnh báo này sẽ tốt cho cả bạn và con rắn.

Cập nhật: 25/08/2024 Theo Pháp luật&bạn đọc
  • 1.567