Tiêu tiền giúp bạn hạnh phúc hơn, nhưng không theo cách bạn nghĩ

  •  
  • 724

Người ta thường cho rằng chúng ta sẽ vui hơi khi chi nhiều tiền hơn cho bản thân mình. Ít nhất là, đó là những gì người ta thường nghĩ trong xã hội tư bản hiện đại.

Khi Tiến sĩ Elizabeth Dunn và các đồng nghiệp tại trường đại học British Columbia và Harvard Business School hỏi rất nhiều sinh viên của mình về vấn đề này (chủ đề thông thường trong các môn khoa học xã hội), thì các sinh viên cho biết họ nghĩ mình sẽ vui hơn khi có 20 đô hơn là 5 đô và sẽ vui hơn khi chi tiêu số tiền cho mình hơn là chi tiêu cho người khác. Nhưng sự thật là, các sinh viên này đã sai lầm khi nghĩ như vậy

Nghiên cứu trong vài năm qua đã liên tục phủ nhận việc cho rằng bản năng con người có tính tư bản. Ví dụ, chỉ có một sự tương quan rất nhỏ giữa mức thu nhập và hạnh phúc, với mối quan hệ ổn định (nghĩa là có thêm tiền không làm gia tăng hạnh phúc) với các mức thu nhập thấp đến mức ngạc nhiên. Tuy nhiên, người ta không ngừng chơi vé số hoặc những nhân viên văn phòng không ngừng tham gia vào thị trường chứng khoán. Vì sao?

Chi tiền cho người khác giúp bạn hạnh phúc hơn (Ảnh: wordpress.com)

Tiến sĩ Dunn và các đồng nghiệp gần đây đã công bố một bài nghiên cứu hấp dẫn trong tạp chí Science (số ra ngày 21 tháng 3 năm 2008), cho chúng ta biết một câu trả lời hết sức ngạc nhiên: chúng ta rõ ràng không biết điều gì khiến chúng ta hạnh phúc. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện hai cuộc khảo sát và một thử nghiệm có kiểm soát, với các kết quả đều cho ra các kết luận giống nhau: người ta cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều khi chi tiêu tiền cho người khác, bất chấp họ kiếm được bao nhiêu tiền.

Chẳng hạn như, một trong các bộ dữ liệu cho biết về hạnh phúc của một nhóm người trước và sau khi họ nhận tiền thưởng tại nơi làm việc. Kết quả cho thấy rõ ràng là, “chi tiêu để giúp đỡ hoặc cho người khác là việc làm quan trọng báo trước sự hạnh phúc” sau khi người ta nhận tiền thưởng, và việc người ta nhận được số tiền thưởng bao nhiêu không phải là vấn đề.

Tiến sĩ Dunn và các cộng sự cho rằng để hiểu được điều gì quyết định mức độ hạnh phúc của con người, chúng ta đã chú ý đến rất nhiều thứ mà người ta gọi là “hoàn cảnh sống,” như tôn giáo, giới tính và thu nhập. Nhưng hoá ra là, người ta thích ứng khá dễ dàng những yếu tố đó.

Điều tạo nên sự khác biệt là loại hành vi mà trong đó con người chủ động thực hiện những việc như làm từ thiện chẳng hạn. Hay nói cách khác, chính khả năng tạo ra sự khác biệt cho những người khác cho dù số tiền đó nhỏ đi chăng nữa (cho đi 5 đô có thể làm tăng mức độ hạnh phúc hàng ngày của chúng ta) làm thay đổi sự nhận thức của chúng ta về cuộc sống theo hướng tích cực.

Loại nghiên cứu này không chỉ đặt ra câu hỏi về toàn bộ cấu trúc của một xã hội hướng về sự đạt được của cá nhân và về ý tưởng (sai về kinh nghiệm) rằng chiếc xe hơi lớn hơn sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn mà còn chỉ ra rằng người ta nên xem xét lại những gì mà mình cho rằng là “hiển nhiên” về những ưu tiên trong cuộc sống của mình.

Có lẽ khoa học đang bảo chúng ta là chúng ta nên đăng ký một lớp học tâm lý để khám phá chúng ta là ai và chúng ta muốn gì.

Thanh Vân (Theo scientificblogging, KHCN ĐồngNai)
  • 724