Một sinh vật tiền sử có hình dáng giống lươn được tìm thấy tại Canada được nhận định là tổ tiên xa xưa nhất của loài người mà khoa học từng biết.
Đây chính là tổ tiên trực hệ của tất cả động vật có xương sống trên Trái đất, bao gồm cả con người.
Theo Telegraph, những hóa thạch với niên đại tới 505 triệu năm đã giúp bảo tồn những con vật nhỏ bé này. Đây chính là hình thái cổ xưa nhất từng được phát hiện của động vật có tủy sống nguyên thủy.
Đây chính là tổ tiên trực hệ của tất cả động vật có
xương sống trên Trái đất, bao gồm cả con người.
Và như vậy, nó cũng là tổ tiên trực hệ của tất cả các thành viên trong họ động vật có xương sống trên Trái đất, bao gồm cá, chim, bò sát, động vật lưỡng cư và động vật có vú.
Cũng có nghĩa, loài lươn dài 5cm có tên Pikaia gracilens này chính là thủy tổ của con người.
Người đầu tiên phát hiện được hóa thạch của Pikaia gracilens từ cách đây 100 năm là nhà cổ sinh học người Mỹ Charles Doolittle Walcott. Kể từ đó đến nay, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết rằng loài sinh vật này có thể là động vật có xương sống, bởi chúng sở hữu một hình thái dây thần kinh đơn giản.
Tuy nhiên, do pikaia thiếu vắng một hệ xương sống hoàn thiện nên vẫn còn nhiều ý kiến nghi ngờ về việc phân loại hóa thạch này. Giờ đây, một công trình phân tích 114 loài động vật tiền sử do Đại học Cambridge, Anh tiến hành đã phát hiện thấy những mô cơ thuộc xương tí hon bên trong hóa thạch. Phát hiện này đã giúp xóa bỏ mọi nghi ngờ cuối cùng.
Phân tích sâu hơn cho thấy cơ thể loài sinh vật hình lươn này được chia thành nhiều khối cơ khác nhau, với một dây tủy sống trung ương chạy dọc chiều dài chơ thể. Chúng sở hữu chiếc đầu nhỏ với hai xúc tu, không có mắt, di chuyển bằng cách uốn cong cơ thể giống loài rắn.