Tòa nhà Quốc hội (Anh)

  •  
  • 6.147
  • Thời điểm xây dựng: 1840 - 1860
  • Địa điểm: London, Anh

Tòa nhà Quốc hội (Anh) là một công trình nổi tiếng khắp thế giới, đáng nhớ nhất là mặt tiền dàn trải bên bờ sông Thames, chi tiết Gothic thẳng đứng rất phong phú và 3 tháp tương phản nhau - tháp vuông Victoria đồ sộ nằm ở cực Nam, đường xoáy ốc bát giác của Tháp trung tâm và ở Cực Bắc là tháp Đồng hồ mảnh khảnh với mái dốc đứng, trang trí lộng lẫy phía trên tháp chuông, âm thanh của chiếc chuông lớn - Big Ben, thường gắn liền với Quốc hội trong trí tưởng tượng của quần chúng. Thế nhưng, đặc điểm thế kỷ 19 và mục đích sử dụng hiện nay ngụy trang cho nguồn gốc hoàng cung trước đây với gần cả ngàn năm lịch sử và một số di tích thời Trung cổ nguy nga. Điều này giải thích tại sao tên gọi Cung điện Westminster mới thường dùng để gọi Tòa nhà Quốc hội (Anh).

Tòa nhà Quốc hội nhìn từ trên cao ở hướng Đông Bắc cho thấy mặt tiền dàn trải ven sông.
Tòa nhà Quốc hội nhìn từ trên cao ở hướng Đông Bắc
cho thấy mặt tiền dàn trải ven sông.

Cung điện Westminster cũ.

Ở phần nền móng Cung điện chúng ta phải trở ngược về thời Edward thú tội, khởi công xây dựng vào cuối thập niên 1040 trên vùng đất sau này gọi là đảo Thorney, đất thấp nhiều đầm lầy đào từ các hào ở bờ sông. Ở đó ông cũng xây dựng lại Đan viện St Peter bề thế, và lịch sử Cung điện cùng đan viện có liên hệ mật thiết với nhau cho đến thế kỷ 16.

Cảnh chụp Đại sảnh Westminster hướng về Mái cổng St Stephen với tường xây thế kỷ 11 và mái nhà thế kỷ 14.
Cảnh chụp Đại sảnh Westminster hướng về Mái cổng St Stephen với tường xây thế kỷ 11 và mái nhà thế kỷ 14.
Cung điện vẫn còn là nơi ở chính của các vua Na Uy và Đại sảnh đẹp mắt vẫn còn tồn tại, do William II bổ sung thêm từ năm 1097 đến 1099, tính đến thời điểm ấy chắc hẳn là cung điện lớn nhất châu Âu và chắc chắn bản thân công trình đã là một kỳ quan. Từ năm 1292 xây dựng thêm một nhà nguyện hoàng gia mới dành để tôn kính thánh Stephen, phần hầm mộ hoàn tất năm 1297 và nhà nguyện bên trên hoàn công năm 1348, lúc đó thành lập cộng đoàn giáo sĩ. Nhà nguyện trang trí rất lộng lẫy, nhưng chỉ còn lại phần hầm mộ và nhiều mảnh vỡ của nhà nguyện bên trên.

Từ năm 1397 đến 1399, kỳ quan sau cùng của thời kỳ Trung cổ được thêm vào, mái nhà xinh xắn kiểu dầm đỡ giàn của Đại sảnh Westminster, mở thêm chiều rộng đáng kể của Sảnh không cần gối đỡ, về cơ bản không thay đổi cho đến ngày nay. Vẫn chưa thể chứng minh dứt khoát bằng cách nào đỡ nổi mái trọng lượng ước tính 660 tấn. Giả thuyết sau cùng cho rằng có thể mái được đỡ trực tiếp bằng tường chứ không phải bằng kết cấu chịu lực xô của mái vòm.

Ngay sau khi vụ đàn áp năm 1547 các tổ chức cộng đoàn tôn giáo, trong đó có cả cộng đoàn St Stephen, Quốc hội thường xuyên sử dụng các tòa nhà bỏ trống ở địa phương - Hạ viện sử dụng phần nhà nguyện St Stephen phía trên, trong khi Thượng viện sử dụng căn phòng rộng hơn nằm ở xa hơn về hướng Nam trong các căn hộ trước đây của các hoàng hậu thời Trung cổ. Người ta cho rằng chỗ ngồi trong Hạ viện, các thành viên ngồi đối mặt với nhau chính giữa là lối đi chính, sau đó Thượng viện cũng bắt chước theo, có nguồn gốc xuất xứ từ cộng đoàn. Cách sắp xếp này không thích hợp, bất tiện nhưng đề nghị xây dựng những tòa nhà Tân cổ điển không có kết quả. Từ đầu thế kỷ 19 có nhiều thay đổi và bổ sung, nhưng ở trung tâm các tòa nhà cũ, không thích hợp vì xem là đất Thánh theo truyền thống, vẫn còn tồn tại cho đến khi trận hỏa hoạn vào tháng 10/1834 thiêu hủy hoàn toàn.

Cung điện Westminster mới.

Số liệu thực tế:

  • Mặt tiền bờ sông: dài 286,5m
  • Tháp Đồng hồ: cao 94,5m
  • Tháp Victoria: cao 102,5m
  • Thượng viện khánh thành: tháng 04/1847
  • Hạ viện khánh thành: tháng 02/1852
  • Tháng 05/1941 bị ném bom, khánh thành lần nữa vào tháng 10/1950.

Cảnh nhìn băng qua Sân cung điện hướng về Mái cổng St Stephen
Cảnh nhìn băng qua Sân cung điện hướng về Mái cổng St Stephen
với Mặt tiền phía Tây ở phần cận cảnh và Tháp Trung tâm
ở phần nền vẫn đang xây dựng, ảnh in thạch bản khoảng 1852.

Phải quyết định xây dựng lại toàn bộ, chọn kiến trúc sư trong cuộc thi quy định theo phong cách Gothic hay Phục hưng kiểu Elizabeth. Mặc dù chi tiết phong cách nghệ thuật của tòa nhà phải trở ngược về các thời kỳ trước đó để hài hòa với môi trường xung quanh, nhất là Đại sảnh Westminster và Đan viện Westminster, một cơ quan lập pháp hiện đại yêu cầu phải có điều kiện ghi cập nhật. Tháng 01/1836 người ta tuyên bố chọn Charles Barry vì sơ đồ của ông bố trí chặt chẽ, với sự đi lại hiệu quả của nhiều nhóm người sử dụng khác nhau: nhà vua, thành viên Lưỡng viện, quan chức và dân chúng. Sơ đồ thiết

Bản vẽ thi công cho thấy kết cấu của giàn sắt đỡ mái của Đại sảnh St Stephen.
Bản vẽ thi công cho thấy kết cấu của giàn sắt đỡ mái của Đại sảnh St Stephen.
kế một Sàn chính thống nhất ở đó bố trí tất cả các phòng chính, cùng với Lưỡng viện nằm ở đường dọc chính giữa, đối mặt nhau, giữa là hành lang và hành lang Trung tâm hình bát giác. Lối vào, tiếc thay không còn nữa, do A.W.Pugin vẽ kiểu, người có kỹ năng vẽ phác họa điêu luyện và kiến thức về chi tiết Gothic, có lẽ ảnh hưởng đến những người am hiểu.

Địa điểm xây dựng tòa nhà mới chiếm diện tích khoảng 3,25 ha; phần lớn tăng thêm là do đắp bờ kè. Điều thứ nhất phải làm là xây dựng tuyến đê quai phía sau bờ kè, phải mất 16 tháng mới hoàn tất theo phương pháp truyền thống, phương pháp này cũng áp dụng để đào tường sông và Dải đất bằng tạo bậc. Tường phía bờ sông được xây dựng bằng đá hoa cương và chuyển xuống bên dưới mức đỉnh triều Trinity 7,6m. Đá hoa cương cũng lót trên nền bê tông, phía sau đá, và tường phía Đông của tòa nhà chính, không gian cũng chèn kín bằng bê tông. Lúc đó, một móng bè bê tông khối lớn có độ dày thay đổi hình thành phần chân móng cho toàn bộ thượng tầng kiến trúc. Sử dụng bê tông trên quy mô lớn như thế là sự phát triển tương đối mới và đã được áp dụng đổ móng trong công trình Bảo tàng viện Anh quốc vào mấy năm trước.

Móng xây bằng gạch với hai mái cong hình trụ trực giao chèn đá hộc, cùng với sắt, gang và sắt rèn, gỗ chỉ sử dụng làm bộ phận nối. Luôn ám ảnh với hỏa hoạn mới xảy ra, người ta tập trung vào việc xây dựng đạt tiêu chuẩn chịu lửa càng nhiều càng tốt.

Sơ đồ Sàn chính của Tòa nhà Quốc hội (Anh)
Sơ đồ Sàn chính của Tòa nhà Quốc hội (Anh)

Sàn nhà thường có các vòm thoải xây gạch nông giữa các dầm chữ T gang lật ngược, nhưng sàn ở Lưỡng viện toàn bộ phải bằng gang (Mỗi dầm đều được "chứng thực" ngay trên công trường). Đáng kể hơn là mái trong khắp tòa nhà, đều có giàn gang phủ lồng vào nhau. Ba tháp chính của Cung điện cũng là minh họa kỹ thuật kết cấu điển hình, với rất nhiều kỹ năng được thể hiện trong thi công. Tầng thấp nhất rộng lớn và trang trí hoa mỹ của tháp Victoria thiết kế như lối vào của nhà vua và 9 sàn trên đã sử dụng làm kho chứa hồ sơ của quốc hội nên cũng thi công chịu lửa. Tháp Victoria lẫn tháp Đồng hồ xây dựng trên móng bê tông đổ dày, với các tường gạch ốp đá, thi công không có giàn giáo bên ngoài.

Đỉnh Tháp Đồng hồ (Ảnh: cruisemates)

Đỉnh Tháp Đồng hồ
(Ảnh: cruisemates)

Tháp Trung tâm đặc biệt bổ sung phần thông gió, có một mái nón bên trong xây gạch và khối xây có một lanh tô và đường xoắn ốc phía trên. Ở đáy hình nón, có những thanh kéo bằng sắt rèn liên kết với 8 tấm sắt cắt vát làm nêm ở các góc của hình bát giác và cũng tiếp tục giữ khối xây.

Quy mô công trình có một không hai, có quan hệ mật thiết đến cách tổ chức. Charles Barry phải tuyển dụng thêm số nhân viên văn phòng để xử lý rất nhiều bản vẽ và tính toán cũng như giám sát trên công trường. Hầu hết vật liệu đều vận chuyển bằng đường thủy, thường sử dụng sà lan, kể cả đá lấy từ Anston ở Yorkshire. Năm 1843 khoảng 300 người làm việc ở mỏ đá. Các nhà thầu chính, Grissell & Peto, tuyển dụng hơn 800 nhân viên ở Westminster từ năm 1845 đến 1846, ở các xưởng thợ ven bờ sông Thames nơi làm việc của thợ mộc và thợ chạm khắc, năm 1847 đạt đỉnh điểm là 300 người. Đối với công tác mộc, có thể dùng một số loại máy chạm khắc do Messrs. Taylor, William & Jodan thiết kế mặc dù phần lớn đều làm bằng thủ công, với chất lượng và tính đồng nhất trong thành phẩm đều thật tuyệt vời.

Đa số nhân lực tham gia công trình đều rất tự hào, một số thợ mộc và thợ sơn còn ký tên mình trên công trình. Thế nhưng, vào tháng 10/1841, thợ xây đình công nhằm phản đối George Allen, đốc công hống hách của Grissell. Đình công vẫn không giảm, đến cuối tháng 05/1842 lại diễn ra.

Sưởi ấm, thông khí và chiếu sáng đều nằm trong yêu cầu phải tìm các giải pháp mới, hiện đại. Vì khí đốt dùng để thắp sáng được sử dụng phổ biến, ban đầu theo nguyên tắc của Michael Faraday hay áp dụng sơ đồ của Goldsworthy Gurney, mặc dù Thượng viện lúc đầu thắp bằng nến. Sưởi ấm và thông khí chứng tỏ là vấn đề nan giải hơn nhiều: Barry đề nghị nên bổ nhiệm một kỹ sư thực hành, từ tháng 04/1840, sự thông khí trong tòa nhà hoàn toàn giao phó cho Tiến sĩ David Boswell Reid, một giáo sư hóa học đến từ  Edinburgh. Hệ thống đường thông gió hướng lên trên của ông bao gồm việc xây dựng một tháp trung tâm có tác dụng như một ống khói loan cho "thông khí lỏng" và khói, cộng với nhiều đường thông khí nhỏ hơn và vô số các đường ống dẫn khói âm tường.

Barry đồng ý những thay đổi này như những cải tiến thiết kế của mình nhưng vào năm 1846, mối quan hệ giữa ông và Reid ngày càng xấu đi. Sau cùng giải quyết bằng cách Barry làm hệ thống thông khí ở Thượng viện, còn Reid đảm nhận phần Hạ viện, ông mang không khí từ Tháp Đồng hồ đến. Barry thay hệ thống của Reid bằng hệ thống hướng xuống lấy không khí từ Tháp Victoria nhưng cả hai cách đều không như ý. Reid bị sa thải vào tháng 09/1852, đến năm 1854 bổ nhiệm chuyên gia Goldswarthy Gurney. Ông thay đổi lần nữa nhưng các Nghệ sĩ quốc hội vẫn tiếp tục phàn nàn. Sau cùng, vào thập niên 1860, Tiến sĩ John Percy xây dựng một hệ thống hợp lý lấy khí trời từ dải đất bằng tạo bậc ven sông.

 Đồng hồ lớn
 Đồng hồ lớn "Big Ben" với ánh sáng đèn vào buổi tối
(Ảnh:
ftp.pcworld)

Tháp Đồng hồ mang đặc điểm khó quên, lịch sử đồng hồ cùng các chuông là một hệ thống phức tạp. Việc đưa các chuông lên caoi, nhất là chuông lớn, tên gọi là "Big Ben" có lẽ theo tên Đại sảnh của Huân tước Benjamin, ủy viên hội đồng đầu tiên, có lúc đã bị rạn và phải đúc lại, là một thách thức lớn. Chuông kéo lên thành công vào tháng 10/1858, và ngân nga đến ngày nay.

Hạ viện là một tòa nhà được nhiều người yêu thích nhất, là một tòa nhà với kiểu kiến trúc bị các mục đích sử dụng hiện đại bên trong ảnh hưởng đáng kể.

H.T (Theo Kiến trúc thế giới hiện đại)
  • 6.147