Con người đã quen với việc thay đổi môi trường xung quanh họ, theo hướng gây hại nhiều hơn có lợi. Mỗi cánh rừng ngã xuống sẽ có nhiều tòa nhà và bãi giữ xe nhanh chóng thay thế, không quá khi nói loài người đang tự đào hố chôn chính mình. Đôi khi chúng ta còn vô tình (hoặc cố ý) tạo cơ hội cho các loài động thực vật ngoại lai mở rộng lãnh thổ của chúng, gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái bản địa của nhiều quốc gia trên thế giới và hoạt động sản xuất của người dân.
Mỹ là một trong số những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề do vấn đề này, ước tính mức thiệt hại lên đến hơn 120 tỷ USD. Sau đây là một vài loài xâm lấn khét tiếng đã biến Mỹ trở thành ngôi nhà thứ hai của nó:
Sự phát triển bùng nổ của nó ngay lập tức thu hẹp dân số các loài thực vật khác.
Cây thủy lạp (Privet) là một loài thực vật ngoại lai phổ biến ở miền Nam nước Mỹ, nó là giống cây bụi thuộc chi Ligustrum, ban đầu người ta nhập khẩu chúng từ châu Á để làm cây cảnh. Tuy nhiên, Mỹ lúc đó có số lượng rất ít cây bụi như thủy lạp, nên giống cây này nhanh chóng lấn chiếm môi trường thiên nhiên. Sự phát triển bùng nổ của nó ngay lập tức thu hẹp dân số các loài thực vật khác, ảnh hưởng đến loài thụ phấn bản địa như bướm và côn trùng.
Giống thủy lạp Trung Quốc lâu đời (Ligustrum sinense) gây ra nỗi ám ảnh cho toàn bộ thiên nhiên miền Nam, theo trích dẫn của Bộ nông nghiệp Mỹ. Nếu chưa thấy đủ tồi tệ thì thủy lạp là loài cây thải ra nhiều khí CO2 hơn cây bình thường. Điều này khiến nó trở thành rắc rối thực sự.
Loài trai này có sức phá hủy ghê gớm.
Cái tên xuất phát từ các sọc đen trên vỏ của chúng, lần đầu tiên được phát hiện ở Great Lakes vào cuối thập kỷ 80. Chúng có thể đến từ vùng biển Caspian thuộc châu Á. Kể từ lúc phát hiện, khoa học cố gắng rất nhiều để ngăn chặn sự lây lan của chúng.
Loài trai này có sức phá hủy ghê gớm, chúng sinh sản nhanh và phá hủy quần thể trai địa phương với tốc độ khủng khiếp khi di chuyển đến nguồn nước ngọt mới. Thậm chí chúng có thể phát triển đến mức làm tắc nghẽn đường ống cấp nước của nhà máy điện và xử lý nước thải.
Cho đến nay, người ta chỉ mới phát hiện giống trai này ở nửa phía đông Mỹ. Cuối năm ngoái, nhiều tổ chức thiên nhiên phát một thông báo khẩn cấp rằng trai ngựa vằn đang làm ô nhiễm bóng rong biển (loại thủy sinh thực vật dạng sợi tảo) thường được bán và sử dụng trong bể cá thủy sinh hộ gia đình tại 21 bang. Đây là hồi chuông cảnh báo khách hàng kiểm tra bóng rong biển nhà mình và nhanh chóng sử dụng biện pháp chuyên biệt để loại bỏ chúng.
Giống ve này đặc biệt gây hại cho gia súc, chúng có khả năng sinh sản vô tính và tấn công bầy đàn.
Bọ ve đã hoàn toàn biến nước Mỹ trở thành ngôi nhà bản địa của chúng, chúng là mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng vì khả năng chứa đa dạng chủng vi khuẩn. Sự việc còn tồi tệ hơn khi nhóm nghiên cứu New Jersey báo cáo họ phát hiện một loài bọ ve mới trong sân sau hộ gia đình Mỹ vào 2017: loài ve sừng dài châu Á (Haemaphysalis longicornis).
Chúng có thể đến nước Mỹ nhờ bám chặt vào lông của thú cưng hoặc động vật khác di chuyển từ châu Á. Kể từ khi đó, bọ ve sừng dài châu Á đã được phát hiện ở 17 tiểu bang, bao gồm New York, Georgia và Tennessee. Giống ve này đặc biệt gây hại cho gia súc, chúng có khả năng sinh sản vô tính và tấn công bầy đàn một con gia súc để hút máu. Hiện tại, khoa học chưa xác định nguy cơ của loài ve này đối với con người, một số nghiên cứu chứng minh chúng là nguyên nhân gây một số bệnh do loài bọ ve ở người như sốt Rocky Mountain.
Loài côn trùng này đặc biệt nguy hiểm cho cây ăn quả và các loại cây nông nghiệp.
Spotted lanternfly là loài côn trùng xuất hiện lần đầu ở Pennsylvania vào khoảng năm 2014, được tin có nguồn gốc từ vùng phía nam Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Loài côn trùng này nhanh chóng lan rộng khắp vùng Đông Bắc Mỹ. Spotted lanternfly không gây hại cho con người nhưng chúng đặc biệt nguy hiểm cho cây ăn quả và các loại cây nông nghiệp, có khả năng cản trở quá trình phát triển thực vật nhờ chất cặn tiết ra tên honeydew. Sở dĩ Spotted lanternfly xâm chiếm nhanh như vậy vì trứng của chúng thường bị dính lên quần áo, giày dép của con người, tạo điều kiện lây lan nhiều nơi.
Tình hình căng thẳng đến nỗi quan chức New York và Pennsylvania vào mùa hè năm ngoái khuyến khích người dân tìm cách giết bất kỳ con Spotted lanternfly nào mà họ vô tình thấy. Tuy nhiên, cách phổ biến và hiệu quả nhất vẫn là tiêu diệt bằng thuốc diệt côn trùng.
Những kẻ xâm lấn háu ăn bắt đầu lấn át loài bản địa, sau khi hết thức ăn thì rời đi nơi khác.
Cá chép, xuất phát từ châu Âu và châu Á, trở thành nỗi phiền toái của người dân Mỹ từ 100 năm trước. Những con cá mè, trắm đen, trắm cỏ, trắm bạc được du nhập gần đây còn tồi tệ hơn nhiều.
Ban đầu chúng được nhập khẩu chỉ phục vụ cho nông nghiệp chăn nuôi, nhưng vì những cơn mưa hoặc sự cố nào đó mà các loài cá trên tìm được đường vào thiên nhiên. Những kẻ xâm lấn háu ăn bắt đầu lấn át loài bản địa, sau khi hết thức ăn thì rời đi nơi khác. Hiện tại chỉ mới phát hiện tác động của chúng ở sông Mississippi, nhưng hệ thống sông này có liên kết với nhiều con sống khác, nên việc xâm lấn tràn lan chỉ còn là vấn đề thời gian.
Chỉ một vài con ong bắp cày cũng đủ để quét sạch toàn bộ tổ ong trong vài ngày.
Mỹ là kinh đô của nhiều loài động thực vật xâm lấn, một trong số đó là loài ong bắp cày giết người tên là ong bắp cày khổng lồ châu Á (Vespa mandarinia). Những chiếc máy bay chết người này lần đầu đến Canada thông qua container chở hàng. Ngoài nọc độc gây chết người, chúng còn biết đến vì khả năng săn các loài ong khác làm thức ăn. Chỉ một vài con ong bắp cày cũng đủ để quét sạch toàn bộ tổ ong trong vài ngày.
Quần thể ong tự nhiên sống trong khu vực ong bắp cày bản địa đã phát triển khả năng phòng thủ nhưng ong ở Mỹ vẫn chưa có cơ chế đó. Vì vậy, nhiều người lo lắng cho tương lai quần thể ong vốn đang trên đà suy giảm tại Mỹ.
Cho đến này, loài ong này được báo cáo phần lớn ở bang Washington. Mặc dù giới khoa học rất cố gắng tiêu diệt bất kỳ tổ ong bắp cày nào được phát hiện, một số người tin rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi ong bắp cày lan rộng toàn nước Mỹ.