Một số những thiết kế này đi trước thời đại - một số chỉ là những thiết kế có vẻ tốt trên giấy tờ.
Trước khi có loa ngoài bluetooth hay AirPods, mẫu súng này đã được trang bị Radio.
Chắc hẳn đài radio tích hợp trên báng cũng sẽ thu hút lắm.
Radio bán dẫn lần đầu được bán thương mại tại Mỹ năm 1954 và nhanh chóng trở nên phổ biến. Ai đó ở công ty Winchester đã đặt câu hỏi: ai mà không muốn một khẩu súng tích hợp radio chứ?
Tại sao không? Súng có thể đi kèm la bàn, hộp sơ cứu, hộp chứa đạn, thậm chí cối xay* trong báng súng. Chắc hẳn đài radio tích hợp trên báng cũng sẽ thu hút lắm. Năm 1955, Winchester tạo ra Model 70 với cỡ đạn .308, được làm bằng kim loại mạ kim và một radio bán dẫn cài trong báng súng, bên ngoài là biểu tượng ‘W’. Sau khi đem mẫu súng tới một số hội chợ vào năm đó và không nhận được phản hồi hứng thú nào, Winchester đã cho ý tưởng này về vườn.
*"Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, ai đó đã có ý tưởng khá hay là đặt cối xay đồ ăn cho ngựa trong báng súng để binh lính có thể xử lý lương thực cho ngựa của họ. Một số báo cáo lại cho là đó là để xay cà phê".
Súng Parker có vẻ thu hút kỳ ảo khiến chúng luôn đứng đầu trong danh sách của những thợ săn.
Trong số những súng nòng đôi của Mỹ, súng Parker có vẻ thu hút kỳ ảo khiến chúng luôn đứng đầu trong danh sách của những thợ săn và tay súng. Parker đã phải bán lại thương hiệu cho Remington vào thời nền kinh tế Đại Suy Thoái. Remington ngưng sản xuất súng Parker từ năm 1942.
Năm 1984, các mẫu súng Parker được làm lại và sản xuất tại Nhật Bản quay trở lại thị trường Mỹ, chúng là những mẫu súng tốt và thu hút không ít sự chú ý. Có thể một ai đó ở Remington đã thấy và nghĩ rằng nếu người Mỹ muốn mua súng Parker làm lại bởi Nhật thì hẳn họ cũng mua phiên bản thật. Năm 1987, bộ phận gia công súng theo yêu cầu của Remington sản xuất một vài súng Parker 2 nòng đạn 20-gauge, kết hợp thiết kế Parker nguyên bản với một số tiểu tiết hiện đại như bướm gió xoáy bằng roen.
John Wayne's .22 Rifle (designed by Jim Sullivan)
John Wayne làm bạn với Jim Sullivan ở tiệm súng Armalite khi hay đi sửa tàu tại garage bên cạnh tiệm. Cả hai cùng thiết kế mẫu súng M16 và sau đó là Ruger Mini 14, Model 77 và súng máy Ultimax và nhiều mẫu nổi tiếng khác.
Do những rủi ro trong kinh doanh, mẫu súng .22’’ với khả năng tháo lắp dễ dàng này cùng một mẫu súng trường khác duy nhất của công ty súng Wayne Gun Company đã không thể trở thành hiện thực như số phận của công ty vậy.
Năm 1942, một người thanh niên trẻ từ Brooklyn xuất hiện tại kho súng Springfield Armory với mẫu súng Savage Model 99 mà anh đã thiết kế. Anh đã biến một khẩu súng nạp đàn bằng đòn bẩy thành nạp đạn bằng ga bán tự động. Những người ở kho súng bị ấn tượng và trao cho William B. Ruger công việc nhà thiết kế súng.
Sự thay đổi nhỏ có thể sẽ trở nên phổ biến khi nhu cầu về súng bán tự động có thể tự nạp đạn.
Ruger đã viết về súng này trong ấn bản tháng 12 năm 1943 tạp chí American Rifleman. Ông cho biết sự thay đổi tuy nhỏ nhưng có thể sẽ trở nên phổ biến khi nhu cầu về súng bán tự động có thể tự nạp đạn.
Ruger và đối tác Alexander Sturm bắt đầu kinh doanh súng năm 1949, tuy nhiên lại chưa bao giờ sản xuất súng tự nạp. Thay vào đó, Ruger thiết kế súng trường .44 Magnum carbine, sau đó là súng 10/22. Phiên bản 10/22 có băng đạn xoay, có lẽ là lấy cảm hứng từ Savage, là một thành công vang dội với hơn 7 triệu đơn vị được sản xuất và bán ra.
Năm 1906 và 1907 quân đội Mỹ đã thử nghiệm để lựa chọn một mẫu súng ngắn phổ thông. Các nhà sản xuất đưa ra các loại súng lục xoay nòng hay bán tự động và một súng lai Webley-Fosbery với nòng xoay tự động. Georg Luger từ công ty DMW của Đức đã tạo ra các phiên bản phóng to của một số súng nạp bằng cần gạt, với cỡ đạn .45, để mang sang Mỹ tham gia thử nghiệm.
Mặc dù súng lục DMW hoạt động ổn định đủ để Quân đội Mỹ thử nghiệm thêm trước khi ứng dụng, Model 1911 lại là người chiến thắng cuộc thi, bắt đầu cho lịch sử ứng dụng trong quân đội từ đó tới nay. DMW sau đó không đưa vào thương mại các mẫu súng thử nghiệm, có lẽ bởi vì họ đã ký hợp đồng với quân đội Đức, lý do mà mỗi phe đối lập trong hai cuộc chiến tranh thế giới dùng hoặc Lugers hoặc 1911.
Một trong những mẫu thử nghiệm còn sót lại đã được bán với giá $150 vào năm 1949. Sau đó nó được bán lại với giá một triệu USA và được gọi tên “khẩu súng triệu đô” kể từ đó. Một bản nhái lại còn xuất hiện trong bộ phim Wall Street, trong cảnh mà Gordon Gekko khoe mẽ về việc sở hữu khẩu súng hiếm nhất thế giới.
Mặc dù các súng Bullpup - các súng nhỏ gọn thiết kế khóa nòng và hộp đạn sau cò súng có lịch sử bắt đầu từ những năm 1900, ý tưởng này mãi những năm 1950 mới trở nên phổ biến. Ngày nay có một số súng bullpup điển hình như mẫu Steyr-AUG của Áo, xuất hiện đầu tiên năm 1978.
Mẫu súng 45A là một bí ẩn kỳ lạ.
Mẫu 45A là một bí ẩn kỳ lạ. Không rõ đây là một mẫu súng thật hay chỉ là một mô hình không hoạt động được, nhưng có vẻ đây là một phát minh của nhân sự vũ khí quân đội Mỹ tại Philippines năm 1945. Nó chỉ xuất hiện trong các bức ảnh, trong đó chỉ có một chiến binh trên chiến trường. Súng sử dụng băng đạn .30 caliber, với ống ngắm có thể dùng như quai xách giống trên Steyer AUG.
John Brown đã có một khoảnh khắc “Eureka!” khi nghĩ ra ý tưởng cải tiến cự ly súng trường năm 1890 cùng anh trai Matthew. Browning để ý thấy luồng hơi phát ra ở họng súng khiến cây cỏ xung quanh lay động và nhận ra năng lượng trong luồng hơi này có thể được khai thác phục vụ cơ chế nạp đạn. Cùng hôm đó, John và Matthew cùng thiết kế lại súng Winchester 1873 với cơ chế nạp đạn đòn bẩy và biến nó thành nạp đạn bằng khí.
Súng được thiết kế lại với cơ chế nạp đạn đòn bẩy và biến nó thành nạp đạn bằng khí.
Anh em nhà Brownings đã gắn thêm một tấm kim loại với các lỗ trên đó cho phép viên đạn đi qua tới nòng được gắn với đòn bẩy. Khi luồng khí phát ra từ họng súng va chạm với tấm kim loại, nó sẽ di chuyển tấm kim loại này để thực hiện việc lên đạn thay người dùng. Với cơ chế này, nhà Brownings đã sản xuất súng máy lên đạn bằng khí đầu tiên, Model 1895. Nó được gọi bằng mật danh “kẻ đào khoai” vì đòn bẩy bên dưới nòng súng sẽ đưa đi đẩy lại khi hoạt động.