Trắc nghiệm kiến thức Khoa học: Nơi nào trên Trái Đất hơn 2 triệu năm chưa có mưa?

  •   3,52
  • 5.506

Bạn có biết nơi nào trên Trái Đất hơn 2 triệu năm chưa có mưa? Cùng làm bài trắc nghiệm kiến thức khoa học dưới đây để xem kết quả có đúng như suy nghĩ của mình không nhé.

Câu 1. Nơi nào trên Trái Đất hơn 2 triệu năm chưa có mưa?

A. Thung lũng McMurdo

B. Sa mạc Atacama

C. Sa mạc Gobi

D. Sa mạc Sahara

Sa mạc Gobi

Câu 2. Nhận xét nào đúng về châu lục khô hạn nhất Trái Đất?

A. Chứa cực Nam của địa lý

B. Phần lớn diện tích bị băng bao phủ

C. Lục địa lạnh nhất Trái Đất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Châu Nam Cực được bao quanh bởi đại dương nào?

A. Đại Tây Dương

B. Bắc Băng Dương

C. Nam Băng Dương

D. Cả 3 đại dương trên

Câu 4. Loài động vật nào sau đây chủ yếu sống ở châu Nam Cực?

A. Cá heo

B. Chim cánh cụt

C. Gấu Bắc cực

D. Cả 3 loài trên

Câu 5. Sa mạc mạc nào ở Nam Mỹ được ví giống sao Hỏa vì quá khô cằn?

A. Sa mạc Atacama

B. Sa mạc Great Basin

C. Sa mạc Syria

D. Sa mạc Great Victoria

Câu 6. Sa mạc nào ở châu Á nổi tiếng bởi cảnh quan tuyệt đẹp?

A. Sa mạc Gobi

B. Sa mạc Sahara

C. Sa mạc Kalahari

D. Sa mạc Chihuahua

Sa mạc Sahara

Câu 7. Sa mạc nào nóng nhất thế giới?

A. Sa mạc Gobi

B. Sa mạc Sahara

C. Sa mạc Kalahari

D. Sa mạc Chihuahua

Câu 8. Sa mạc nào nhỏ nhất thế giới?

A. Sa mạc Gobi

B. Sa mạc Great Basin

C. Sa mạc Syria

D. Sa mạc Carcross

Đáp án:

Câu 1: A - Thung lũng McMurdo. Thung lũng McMurdo (thung lũng Khô) ở châu Nam Cực được các nhà khoa học khẳng định là nơi khô hạn nhất trên Trái Đất. Theo Hello Travel, hơn 2 triệu năm qua, nơi đây chưa có mưa. Thung lũng có diện tích 4.800 km2, chiếm 0,03% châu lục và cũng là vùng không băng tuyết lớn nhất Nam Cực.

Câu 2: D - Cả 3 đáp án trên. Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km. Đây chính là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, cao nhất trong tất cả lục địa.

Câu 3: C - Nam Băng Dương. Châu Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 trên Trái Đất với diện tích hơn 14 triệukm2. Châu lục này được bao quanh bởi Nam Đại Dương (Nam Băng Dương). Đây là đại dương có diện tích nhỏ nằm xa về phía Nam của Trái Đất.

Câu 4: B - Chim cánh cụt. Châu Nam Cực là lãnh địa sinh sống của cá voi xanh, chim cánh cụt và hải cẩu, những loài động vật có khả năng chịu lạnh cực tốt. Dương xỉ và địa y là hai loài thực vật chủ yếu của lục địa này.

Câu 5: A - Sa mạc Atacama. Có diện tích 105.000km2, sa mạc Atacama trải dài từ phía Nam Peru đến phía Bắc Chile, khô hạn tới mức đất được ví giống như trên sao Hỏa, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 15 mm/năm. Tại đây, xương rồng cũng không thể sống nổi. Sa mạc Atacama được gọi là “nơi để quên đi rằng trên Trái Đất này có thứ gọi là nước”.

Câu 6: A - Sa mạc Gobi. Sa mạc Gobi ở Mông Cổ và phía bắc Trung Quốc. Dù rất khô cằn, đây là sa mạc nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Gobi được xem là sa mạc đẹp nhất trên thế giới.

Câu 7: B - Sa mạc Sahara. Có nhiệt độ trung bình khoảng 29 độ C, khi nóng nhất lên đến trên 49 độ C, sa mạc Sahara ở châu Phi chính là vùng hoang mạc nóng nhất Trái Đất. Nhiệt độ cao kỷ lục của Sahara được ghi nhận ở Azizia, Libya vào năm 1922, lên tới 57,7 độ C. Ngoài ra, với diện tích hơn 9 triệu km2, đây cũng chính là sa mạc lớn thứ 2 trên Trái Đất.

Câu 8: D - Sa mạc Carcross. Theo BBC, với diện tích khoảng 2.58km2, Carcross ở Canada được xem là sa mạc có diện tích nhỏ nhất thế giới. Đối với giới khoa học, Carcross là bài toán chưa có lời giải đầy đủ. Theo nhà địa chất học Panya Lipovsky từ Trung tâm Khảo sát Địa chất Yukon, Canada, sự độc đáo của sa mạc này là kết quả của 10.000 năm biến động tự nhiên. Nó bị đóng băng khoảng 11.000 đến 24.000 năm trước, với lớp băng dày tới 1km phía trên.

Cập nhật: 23/01/2019 Theo Zing
  • 3,52
  • 5.506