Trung Quốc đáp tàu Hằng Nga lên vùng tối Mặt Trăng năm 2018

  •   32
  • 2.609

Trung Quốc đang dự định trở thành nước đầu tiên đưa tàu vũ trụ đến vùng tối của Mặt Trăng, khu vực không thể nhìn thấy trực tiếp từ Trái Đất và chưa bao giờ được thám hiểm.

Tàu Hằng Nga lấy theo tên nữ thần Mặt Trăng trong thần thoại Trung Quốc sẽ đổ bộ xuống vùng tối trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất vào năm 2018, Yahoo đưa tin.

Vùng tối của Mặt Trăng không thể nhìn thấy trực tiếp từ Trái Đất.
Vùng tối của Mặt Trăng không thể nhìn thấy trực tiếp từ Trái Đất. (Ảnh: NASA).

"Tàu Hằng Nga 4 sẽ hạ cánh xuống vùng tối của Mặt Trăng, tiến hành những khảo sát tại chỗ và thăm dò", Xinhua dẫn lời Liu Jizhong, người đứng đầu chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc.

"Việc thực hiện dự án Hằng Nga 4 sẽ giúp Trung Quốc đạt bước nhảy vọt lên vị trí dẫn dầu trong lĩnh vực thám hiểm Mặt Trăng", Liu nói.

Năm 2013, Trung Quốc đưa thiết bị thăm dò tự hành Thỏ Ngọc lên Mặt Trăng. Các nhà chức Trung Quốc cũng lên kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ trên quỹ đạo Mặt Trăng vào năm 2020 và đưa con người lên đây.

Clive Neal, chủ tịch Tổ chức Phân tích Thám hiểm Mặt Trăng, đơn vị liên kết với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), xác nhận Hằng Nga 4 là dự án thăm dò vùng tối của Mặt Trăng đầu tiên trong lịch sử. Theo Neal, việc đổ bộ xuống khu vực này rất khó khăn do sự hiện diện của hố lớn nhất hệ Mặt Trời mang tên tên lòng chảo cực Nam - Aitken. Vùng lòng chảo rộng gần 2.500km, sâu 13km và có thể hé lộ những vật chất thuộc lớp phủ của Mặt Trăng.

Cập nhật: 18/01/2016 Theo VnExpress
  • 32
  • 2.609