Một ước mơ đậm chất viễn tưởng về việc sử dụng suy nghĩ để điều khiển sự vật giờ đã ở trong tầm tay con người, nhờ hai công trình nghiên cứu về công nghệ giao diện máy tính-não bộ sắp công bố trên tạp chí danh tiếng Nature.
|
Nguồn: AFP |
Theo các tác giả, nhờ những tiến bộ mang tính cách mạng của thiết bị giả lập tế bào thần kinh, các bệnh nhân bị thương tổn về não hoặc xương sống vẫn có thể di chuyển, tương tác và điều khiển các đồ vật.
Trong công trình nghiên cứu đầu tiên của Bệnh viện đa khoa Massachussetts (MGH), một bệnh nhân 25 tuổi bị liệt sau chấn thương tủy sống cách đây 3 năm đã có thể mở email, bật TV và mở/đóng một cánh tay giả - tất cả đều bằng các cử động tưởng tượng
Phần não chỉ huy vận động của bệnh nhân thí nghiệm được nối dây với 96 điểm vi cảm biến các loại. Mỗi suy nghĩ của người bệnh sẽ tạo ra hàng triệu tín hiệu thần kinh dồn dập đổ về các điểm vi cảm biến. Chúng sẽ được thu nhận, giải mã và xử lý bằng máy tính, rồi cuối cùng, được "dịch" thành các câu lệnh điều khiển.
"
Chúng tôi nhận thấy kể cả khi đã bị chấn thương tủy sống nhiều năm, những tín hiệu điều khiển vận động của chi vẫn còn và có thể tận dụng được", tiến sĩ Hochberg, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của MGH cho biết.
Tuy ý tưởng của BrainGate Neural Interface System không phải là quá mới, song nó thực sự là công trình đạt được kết quả đáng khích lệ nhất và khả quan nhất cho tới nay.
Trong nghiên cứu thứ hai trên mình hai con khỉ, hai chuyên gia Krishna Shenoy và Gopal Santhanam của đại học Stanford phát hiện thấy họ có thể tăng tốc cho quá trình truyền tín hiệu bằng thiết bị giả lập vận động thần kinh, cho phép bệnh nhân bị liệt giao tiếp với tốc độ lên tới 15 từ/giây.
Mặc dù vậy, khó có thể hy vọng những công nghệ tiên tiến này trở nên phổ cập đại trà một sớm một chiều. Scott cảnh báo rằng vẫn còn rất nhiều "vấn đề quan trọng cần khắc phục", đáng chú ý nhất là cách "không dây hóa" các thiết bị giả lập để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng cho người dùng.
Thiên Ý