Vải hấp thụ nước từ sương mù

  •  
  • 817

Loại vải mới có khả năng hấp thụ nước từ sương mù và giải phóng nước khi nhiệt độ tăng cao mở ra khả năng cung cấp nước cho sa mạc.

Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học công nghệ Eindhoven và trường đại học bách khoa Hong Kong đã phát triển được một giải pháp đăc biệt, cho phép sợi vải cotton hấp thụ được lượng nước thừa từ sương mù. Điều thú vị là loại sợi vải này có thể giải phóng lượng nước thu được khi thời tiết nóng dần lên. Đây có thể là loại vật liệu tiềm năng giải quyết vấn đề cung cấp nước trong khu vực sa mạc, hay phục vụ mục đích nông nghiệp.

Các nhà khoa học đã thêm một loại polymer có tên PNIPAAm vào vải cotton. Ở nhiệt độ thấp, cotton có cấu trúc như 1 miếng bọt biển. Khi lên tới nhiệt độ khoảng 34o C, loại sợi này có khả năng hút nước từ môi trường ẩm ướt rất tốt, khoảng 340% trọng lượng cơ thể.

Loại vải mới có khả năng tự điều chỉnh chế độ thu - giải phóng nước theo nhiệt độ môi trường.
Loại vải mới có khả năng tự điều chỉnh chế độ thu - giải phóng nước theo nhiệt độ môi trường.

Ý tưởng về loại sợi cotton này xuất phát từ một con bọ cánh cứng sống tại khu vực sa mạc. Loài này có thể hấp thụ và uống nước từ sương mù bằng cách hứng lấy những giọt nước trên cơ thể mình, để chúng lăn vào miệng. Tương tự, loài nhện cũng hứng nước bằng cách lấy hơi ẩm đọng trên mạng.

Loại vải mới rất phù hợp cho những khu vực sa mạc và núi, nơi không khí thường nhiều sương vào đêm. Theo nhà nghiên cứu Catarina Esteves, loại vật liệu này khá rẻ và có thể sản xuất được một cách dễ dàng.

Khác với những hệ thống “hút sương” khác, loại vải cotton này có thể được sử dụng mà không cần gió, có thể đặt trực tiếp tại nơi cần nước.

Các nhà khoa học đang cố gắng nâng cao khả năng hút ẩm của loại vải này cũng như hạ thấp mức nhiệt độ để vải tự động chuyển từ chế độ thu nước sang chế độ giải phóng nước.

Theo Kien Thuc
  • 817