Điện thoại là phương tiện kết nối phổ biến nhất thế giới, tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có quy tắc dùng khác nhau. Bạn sẽ bất ngờ khi người Brazil cứ hỏi bạn là ai trong khi rõ ràng họ gọi cho bạn.
Việc sử dụng điện thoại như nào cho phù hợp với văn hóa bao giờ cũng gây nhiều tranh cãi.
Người Ai Cập sau khi nhấc máy sẽ dành hết sự tập trung cho cuộc điện thoại đó.
Rất nhiều người Nga thích sử dụng nhạc chờ.
Người Brazil luôn hỏi "ai đấy" khi bắt đầu câu chuyện mặc dù họ mới là người gọi điện cho bạn.
Người Pháp luôn tắt tiếng chuông điện thoại khi dùng bữa.
Ở Trung Quốc, điện thoại được sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
Người Ấn Độ có thói quen để nhạc chuông lớn hoặc nói chuyện ở nơi công cộng như: rạp chiếu phim, nhà hàng...
Ở Nhật Bản, sử dụng điện thoại ở nơi công cộng, chỗ đông người là vô cùng bất lịch sự.
Ở Anh, ăn uống lúc nghe điện thoại được xem là vô cùng bất lịch sử.
Ở Thái Lan, người ta sẽ gọi điện liên tục cho đến khi bạn chịu bắt máy mới thôi.
Tại Ý, thay vì chào hỏi xã giao khi nhận cuộc gọi, từ Pronto trong tiếng Ý có nghĩa như là: "Sắn sàng nghe máy đây rồi, có chuyện gì thì nói đi".
Ở Việt Nam, nhắn tin được ưa chuông hơn hẳn việc gọi điện.
Hãy nhớ rằng không bao giờ nghe hay gọi điện thoại khi đang lái xe trên đường nhé.