Vẹt biết ích lợi của việc chia sẻ?

  •  
  • 2.315

(khoahoc.tv) - Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định xem liệu những con vẹt xám có hiểu được ý nghĩa của việc trao đổi, có đi có lại hay không. Nghiên cứu tiến hành quan sát một chú vẹt xám có tên Griffin, chú chim này đã ủng hộ cơ hội “chia sẻ” với hai bạn đồng hành là hai người tham gia trong thí nghiệm này.

Griffin được cho một cơ hội chọn 4 chiếc cốc có màu sắc khác nhau. Một chiếc cốc màu xanh lá (đại diện cho lựa chọn chia sẻ) có nghĩa là nó và các đối tác nhận được phần thưởng là thức ăn. Một chiếc cốc màu hồng đại diện cho lựa chọn ích kỷ khi chỉ Griffin nhận được thức ăn, một chiếc cốc màu da cam tương ứng với lựa chọn khi chỉ có các đối tác của nó nhận được thức ăn, và một chiếc cốc màu tím có nghĩa là lựa chọn khó chịu khi không ai nhận được đồ ăn.

Với một số ngoại lệ nó đã ưu tiên màu xanh một cách kiên định cho mỗi đối tác của nó, điều này cho thấy nó đã hiểu các ích lợi của việc lựa chọn một cơ hội “chia sẻ”.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi tiến sĩ Franck Péron đến từ trường Khoa học sự sống (School of Life Sciences), trường đại học Lincoln, nước Anh, cùng với các đồng nghiệp tại trường đại học Harvard và đại học Brandeis của Mỹ. Nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Animal Cognition.

Câu hỏi mục tiêu của nghiên cứu này đặt ra, đó là liệu Griffin có thể học các hoạt động của con người, hiểu được rằng con người đang lặp lại hành vi của chính nó bằng cách hành động đối ứng, và rằng bằng cách lựa chọn chiếc cốc màu xanh (cốc chia sẻ), nó có thể làm tối đa hóa tổng lượng thức ăn được nhận, vì sau đó nó và người tham gia cùng có thể nhận được một phần thưởng thức ăn trong từng lượt.

Vẹt biết ích lợi của việc chia sẻ?
Vẹt xám Griffin

Nghiên cứu này tiếp theo sau một nghiên cứu trước đó được thực hiện bởi cùng nhóm các nhà khoa học nói trên, nghiên cứu những con vẹt xám và cũng sử dụng một hệ thống đánh giá tương tự, phản ánh một hiểu biết giới hạn về việc có đi có lại ở những con vẹt này.

Khi các cặp so sánh gồm người và vẹt, người và vẹt đều đóng một vai trò đặc biệt, chẳng hạn như ích kỷ, cho hoặc lặp lại hành vi của con chim, các phản ứng của con chim đã có xu hướng nhất quán với hành vi của người.

Các nhà khoa học từng đưa ra giả thuyết rằng, loài chim không có khả năng hiểu được hoàn cảnh bắt chước một cách hoàn toàn, chúng có thể tối đa hóa phần thưởng tiềm năng bằng cách chọn chia sẻ - là kết quả của sự quan sát của chúng về hành vi của sự sao chép như là thất thường, được chăng hay chớ, so với tính ích kỷ cố hữu hoặc cho con người và do đó không nhận ra rằng chúng đang bị phản chiếu.

Tiến sĩ Péron cho biết: "Thí nghiệm kế tiếp này đã cho thấy ít nhất một con vẹt xám – kẻ vượt trội trong trường hợp này – đã đáp trả theo một cách cho thấy nó đã suy luận ra các tình huống thích hợp".

"Với vài ngoại lệ, Griffin đã chọn cốc chia sẻ màu xanh. Nó dường như hiểu các thông số của nghiên cứu đó là, mỗi người đã bị phản ánh lại hành vi của chính Griffin và không hành động một cách thất thường. Mặc dù việc lựa chọn màu hồng (ích kỷ) có thể được phần thưởng tương tự như lựa chọn màu xanh lá (chia sẻ), Griffin đã không hành động theo cách đó. Dường như nó đã hình dung ra một cách nhanh chóng rằng nếu nó chọn mầu hồng, điều đó có nghĩa là nó có thể bỏ lỡ một phần thưởng khi đến lượt con người đưa ra lựa chọn”.

Một sự giải thích cho hành vi của Griffin có thể dựa trên hai bài báo nghiên cứu về linh trưởng cho rằng, nhiều hình thức hành vi đối ứng trong các động vật linh trưởng có thể được giải thích như là một hành động cân bằng giữa sự công bằng và sự đồng cảm, hoặc sự công bằng và phúc lợi xã hội.

Ý cơ bản trong cả bài báo nghiên cứu đó là, sự lựa chọn của các thành viên nhóm để đền đáp lại có nguồn gốc từ sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa tính ích kỷ, một số mức độ quan tâm đến hạnh phúc của người khác và một vài ý nghĩa của công bằng.

Các dữ liệu mới cho thấy, một mức độ có đi có lại có thể được chứng minh ít nhất là ở một loài gia cầm, bất chấp cơ chế cơ bản. Nền tảng cho một hành vi như vậy có thể là kết quả của những áp lực tiến hóa được dùng để phát triển các khả năng nhận thức và giao tiếp thành công ở cả các giống chim và động vật linh trưởng.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, các thử nghiệm bắt chước nên được thực hiện như là một thử nghiệm riêng biệt, không được trái ngược với những thử nghiệm trong đó con người hành động một cách nhất quán, để xác định xem kết quả có thể khác nhau hay không.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
  • 2.315