Vi rút và địa chất khơi nguồn cho mỹ thuật trong khoa học

  •  
  • 482

Holly Witchman đã tận dụng thời gian trong phòng thí nghiệm được trang bị tiện nghi của cô để thực hiện một tác phẩm nghệ thuật song song với nghiên cứu.

Là nhà vi rút học, cô bắt tay vào việc tạo những công trình điêu khắc bằng hạt với hình dạng của các vi rút mà cô nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Vi rút bằng hạt của cô cùng với các hình minh họa trên sách báo được thực hiện cùng với hai nhà khoa học khác sẽ được công bố tại triển lãm Hiệp hội khoa học tiến bộ Hoa Kì (American Association for the Advancement of Science - AAAS) bắt đầu từ ngày 16 tháng 06.

Virginia Stern cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi AAAS có thể giới thiệu các nhà khoa học tìm kiếm nghệ thuật trong khoa học từ rất nhiều các quy tắc, luật lệ khác nhau”. Virginia hiện là giám đốc AAAS Nghệ thuật trong khoa học kiêm giám đốc chương trình Công nghệ thành lập vào năm 1985 nhằm giới thiệu nghệ thuật trong khoa học do các nhà khoa học thực hiện hoặc có sử dụng một kĩ thuật hay công nghệ ban đầu hoặc công nghệ mới. Triển lãm mở đến ngày 05 tháng 09, đón nhận công chúng từ thứ 3 ngày 17 tháng 06 vào lúc 5 giờ 30 đến 7 giờ 30 buổi chiều.

Bộ sưu tập gần 20 bức tranh điêu khắc vi rút làm từ hạt sẽ góp mặt trong triển lãm có tên “Cấu trúc tinh thể: Vi rút trong kính” ("Crystal Structures: Viruses in Glass"). Họ vi rút Microviridae mà Wichman nghiên cứu đã khơi nguồn cảm hứng của tác phẩm “Màn sương màu tím” (“Purphle Haze”). Tác phẩm có hình khối cầu đường kính 3,5 inch làm từ các nhóm hạt tím nối với nhau bằng hạt hạ khô tinh tế trông giống cọng rơm.

Ảnh trái: Tác phẩm Kỉ Cambri - Cambrian. Ảnh phải: Tác phẩm Mélange. (Ảnh: www.susaneriksson.info)

Các tác phẩm của Wichman trong triển lãm AAAS sẽ có mặt cùng các tác phẩm của Bentley Fane – giáo sư đại học Arizona. Fane lần đầu tiên dùng hạt tạo tranh vào năm 2006 khi ông đến nghỉ phép tại phòng thí nghiệm của Wichman. Hai nhà khoa học cùng nghiên cứu một họ vi rút. Fane đã dành 2 tháng nghỉ phép để học các kĩ thuật mới. Cuối cùng ông cũng học được kĩ thuật xâu chuỗi hạt, ông tập hợp một sêri các cấu trúc vi rút trong đó có cả vi rút gây bệnh mụn rộp.

Wichman và Fane nhận thấy rất dễ dàng xâu chuỗi các hình dạng nên họ ít gặp trở ngại khi gắn kết chúng với nhau. Vi rút thực được mô tả đều phổ biến trong tự nhiên và thường chắc chắn hơn so với hình dạng nghệ thuật dễ bị mất hình dạng khi ghép hạt. Một trong những vi rút được ghép hạt chắc chắn nhất tốn đến 1.560 hạt và 70 fit dây cực kì bền vững. Fane nói: “Bạn có thể cầm nó bằng tay, vặn nó mà nó không hề bị vỡ”. Các cấu trúc vi rút mà ông giới thiệu lại khá hiếm gặp trong tự nhiên, cũng như dễ bị phá vỡ khi có áp suất.

Các nhà vi rút học qua buổi triển lãm muốn giới thiệu với công chúng về vi rút. Wichman, dẫn chứng vi rút HIV và vi rút cúm gia cầm, nói: “Một số mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của chúng ta chính là vi rut. Chúng ta sẽ cảm thấy thoái mái khi nói chuyện với ai đó có thể giải đáp những câu hỏi đơn giản. Đây là một cách dễ dàng để tìm hiểu đôi chút về vi rút mà không gây đau đớn”.

Bên cạnh việc học hỏi về vi rút, người xem triển lãm AAAS cũng có thể học một số điều về địa chất học ngay tại chỗ. 21 bức tranh góp mặt trong triển lãm có chủ đề “Thông điệp khoa học trái đất: Tranh trên gỗ” (“Earth Science Messages: Paintings on Wood”) sẽ được công bố đồng thời với tác phẩm của Wichman và Fane.

Nhà địa chất học Susan Eriksson (Colorado) bắt đầu tạo các tác phẩm nghệ thuật từ giữa những năm 1990, mới đây bà sử dụng axit acrylic để vẽ trên gỗ. Là giám đốc công-xooc-xi-ông nghiên cứu giáo dục vươn xa UNAVCO – tổ chức được Quỹ khoa học quốc gia và NASA tài trợ, Eriksson đã phát triển chương trình giáo dục về đo đạc hiện đại hay về những biến đổi trong hình dạng của trái đất.

Tác phẩm Kiến tạo học - Tectonics. (Ảnh: www.susaneriksson.info)

Là một họa sĩ, Eriksson nói rằng bà cố gắng để biểu đạt được bản chất cũng như các quá trình biến đổi của trái đất thông qua những bức tranh trừu tượng. Ví dụ như bức “Kiến tạo học” (“Tectonics”), 5 hình màu cam hơi đỏ phán ánh quá trình các phần lục địa gắn kết với nhau. Kiến thức địa chất học của bà đã thôi thúc nghệ thuật cũng như nghệ thuật trong bà đã chỉ đường dẫn lỗi cho địa chất học. Bà kết hợp vẽ với điêu khắc và nung để tạo nên tác phẩm “Mélange” kích cỡ 60x60 inch nhiều màu sắc. Bà cho biết chính tác phẩm này đã khiến bà mong muốn tìm hiểu nhiều hơn cũng như cẩn trọng hơn trong ngành khoa học của mình.

Bộ sưu tập “Thông điệp khoa học trái đất” lấy cảm hứng từ những biến đổi trên trái đất. Eriksson giải thích: “Mỗi quá trình xảy ra trên trái đất đều để lại dấu tích: có thể là hóa thạch, tinh thể hay bong bóng”. Các nhà địa chất học thu thập các dấu tích đó để tìm hiểu điều gì đã xảy ra với trái đất.

Trong một số tác phẩm nghệ thuật trưng bày tại AAAS, Ericksson đã đưa những lời giải thích bằng chứng về biến đổi khí hậu thời cổ đại trong các bức tranh của bà. Bà chọn màu xanh lá cây làm màu chủ đạo trong bức “Kỉ Cambri” (“Cambrian”) để minh họa khoảng thời gian mà tính đa dạng của sự sống trên trái đất phát triển ngoạn mục.

Bức tranh “Farallon” được hiến tặng cho dự án Quy mô Trái đất – một seri các trạm địa chấn trên lãnh thổ Hoa Kì. “Dữ liệu về tốc độ địa chấn của phiến Farallon có thể quan sát được. Hầu hết mọi người đều không biết về phiến địa chất khổng lồ dần đi xuống bên dưới đất nước của họ”, Erickson nói về phiến địa chất góp phần hình thành dãy núi Rocky ở Hoa Kì. “Tôi đã dành rất nhiều thời gian giúp mọi người hiểu về động đất, núi lửa và các phiến di chuyển. Thật thú vị khi treo bức Farallon màu cam và xanh trên tường để mọi người tha hồ thắc mắc về nó”.

Trà Mi (Theo Physorg)
  • 482