Vì sao các hành tinh trong vũ trụ không lao vào nhau?

  •   2,34
  • 7.663

Sẽ thật là thảm họa nếu các hành tinh va chạm nhau. Các vụ nổ long trời lở đất và cũng chẳng còn sự sống.

Nếu Trái đất ở rất gần các hành tinh khác và chúng chuyển động ngược chiều nhau thì khả năng đụng độ rất dễ xảy ra. Nhưng thực tế, Trái đất và các hành tinh đều ngoan ngoãn quay trên những quỹ đạo nhất định khiến cho chuyện đó là không thể.

Các hành tinh va chạm nhau là chuyện không thể.
Các hành tinh va chạm nhau là chuyện không thể.

Mặt trăng là thiên thể gần Trái đất nhất, cách chúng ta 384.000km. Khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất là 149,6 triệu km (hãy tưởng tượng muốn đi bộ tới quả cầu lửa này, bạn phải mất hơn 3.400 năm). Các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời cũng ở rất xa, và bởi chịu sức hút của Mặt trời nên chúng đều có một quỹ đạo ổn định. Do đó chúng không có cơ hội đụng độ với hành tinh xanh.

Các ngôi sao khác trong vũ trụ cách Trái đất còn xa hơn nữa. Sao Biling là gần nhất, cách Trái đất 4,22 năm ánh sáng, tức là từ vì tinh tú này tới Trái đất, ánh sáng phải “ì ạch” mất 4 năm 3 tháng.

Trong khoảng không vũ trụ gần Hệ Mặt trời, trung bình các sao cách nhau khoảng trên 10 năm ánh sáng. Hơn nữa, chúng đều chuyển động theo một quy luật nhất định. Mặt trời cũng như tất cả các sao trong dải Ngân Hà đều chuyển động xung quanh trung tâm hệ theo một quy luật riêng chứ không phải là hỗn loạn. Bởi vậy, rất ít khả năng các sao trong dải Ngân Hà va chạm nhau.

Theo tính toán của các nhà khoa học, trong dải Ngân Hà trung bình khoảng một tỷ tỷ năm mới xảy ra một va chạm giữa các sao. Tuy nhiên, xác suất các sao chổi va quyệt vào hành tinh thì thường xuyên hơn nhiều.

Cập nhật: 11/11/2020 Theo Tiền Phong
  • 2,34
  • 7.663