Tại sao kí ức càng đau buồn càng nhớ lâu?

  •  
  • 2.557

(khoahoc.tv) - Khi một người trải qua một mất mát nghiệm trọng hoặc sự kiện bi thảm, tại sao mọi chi tiết dường như ghi sâu vào trí nhớ, trong khi đó, một loạt các trải nghiệm tích cực lại biến mất?

Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí khoa học thần kinh Neuroscience bởi nhà nghiên cứu Sabrina Segal thuộc trường đại học bang Arizona thì, điều này là phức tạp hơn nhiều so với suy đoán ban đầu của các nhà khoa học.

Khi não bộ lưu giữ ký ức về các đối tượng, nó sẽ tạo ra một mô hình hoạt động đặc trưng cho từng đối tượng đó. Căng thẳng làm thay đổi dấu vết bộ nhớ và tách biệt với các đối tượng thuộc các trải nghiệm khác.

Nếu những ký ức hạnh phúc và căng thẳng đều mang tính cảm xúc, thì đâu là điểm khác biệt trong cách não bộ lưu giữ chúng? Câu trả lời nằm ở các hormone tiết ra khi cơ thể gặp căng thẳng.

Khi chúng ta trải qua một sự kiện đau buồn, cơ thể sẽ giải phóng ra hai hormone gây stress chính là norepinephrine cortisol. Norepinephrine làm tăng nhịp tim và kiểm soát phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, thường tăng lên khi chúng ta cảm thấy bị đi dọa hoặc trải qua các phản ứng cảm xúc mạnh. Điều này về mặt hóa học tương tự như hormone epinephrine – hay còn gọi là adrenaline.

Trong não, norepinephrine có chức năng như một chất dẫn truyền thần kinh mạnh hoặc tín hiệu hóa học có thể tăng cường trí nhớ.

Nghiên cứu về cortisol đã cho thấy hormone này có thể gây một ảnh hưởng mạnh lên trí nhớ tăng cường. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở người cho đến nay vẫn không thể kết luận – với cortisol đôi khi tăng cường trí nhớ trong khi đó có những lúc nó lại không có tác động gì.

Tại sao kí ức càng đau buồn càng nhớ lâu?

Một nhân tố quan trọng trong việc cortisol có ảnh hưởng đến trí nhớ tăng cường hay không, có thể dựa vào sự kích hoạt của hormone norepinnephrine trong quá trình học hỏi, một phát hiện trước đây đã quan sát thấy trong các nghiên cứu trên chuột.

Trong nghiên cứu của mình, Segal - một trợ lý giáo sư nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Interdisciplinary Salivary Bioscience Research (IISBR) tại trường đại học bang Arizona, và các đồng nghiệp của bà tại trường Irvine – trường đại học California đã cho thấy các chức năng tăng cường trí nhớ con người là tương tự.

Được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Larry Cahill tại trường đại học Irvine, nghiên cứu của Segal bao gồm 39 phụ nữ, được cho xem 144 hình ảnh từ bộ ảnh có tên International Affective Picture Set. Bộ ảnh này là một bộ hình ảnh tiêu chuẩn đã được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu nhằm gây ra một loạt các phản ứng, từ trung tính tới các phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, sau khi xem.

Segal và các đồng nghiệp đã cho mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu một liều hydrocortisone – để mô phỏng stress - hoặc một giả dược ngay trước khi họ xem bộ ảnh nói trên. Mỗi phụ nữ sau đó sẽ tự đánh giá cảm xúc của mình sau khi được xem hình ảnh, ngoài ra các nhà nghiên cứu còn lấy mẫu nước bọt của họ trước và sau khi xem các bức ảnh. Một tuần sau đó, một kiểm tra nhắc lại bất ngờ được thực hiện.

Những gì mà nhóm nghiên cứu của Segal nhận thấy "đó là những trải nghiệm tiêu cực được ghi nhớ một cách dễ dàng khi một sự kiện là chấn thương đủ để giải phóng ra cortisol, và chỉ khi norepinephrine được giải phóng trong hoặc ngay sau sự kiện này”.

“Nghiên cứu này cung cấp một phần thông tin quan trọng giúp hiểu rõ hơn về cách mà những kỉ niệm đau buồn có thể tăng cường ở phụ nữ”, Segal nói thêm. “Bởi vì, điều này cho thấy nếu chúng ta có thể can thiệp làm giảm nồng độ norepinephrine ngay lập tức sau một chấn thương tâm lý, chúng ta có thể ngăn chặn cơ chế tăng cường trí nhớ này xảy ra, bất chấp lượng cortisol được giải phóng ra bao nhiêu khi một cá nhân trải qua một sự kiện đau buồn”.

Các nghiên cứu xa hơn nữa là cần thiết để có thể khám phá xem mối quan hệ giữa hai hormone stress nói trên phụ thuộc vào giới tính của bạn đến mức nào, đặc biệt là vì phụ nữ có nguy cơ phát triển trứng rối loạn do căng thẳng và chấn thương gây tác động tới trí nhớ, ví dụ như trong chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder (PTSD)).

Một lý do khác xuất phát từ lịch sử tiến hóa của loài người.

Tuổi tác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc con người lựa chọn nhớ gì, quên gì.
Tuổi tác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc con người lựa chọn nhớ gì, quên gì.

Elizabeth Kensinger, giáo sư Tâm lý học và Khoa học Thần kinh tại Đại học Boston (Mỹ), phân tích: “Bản năng con người được thiết lập để sinh tồn, bảo vệ họ khỏi những tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, điều hợp lý là sự chú ý của não bộ sẽ tập trung vào những thứ có khả năng đe dọa”.

Nói một cách ví von, Laura Carstensen, giáo sư Tâm lý học tại Đại học Stanford (Mỹ) từng nói với The Washington Post vào năm 2018: “Đối với sự sống còn, việc để ý đến con sư tử đang rình rập trong bụi rậm quan trọng hơn để ý bông hoa đẹp đẽ đang nở ở phía bên kia đường”.

Ngoài ra, tuổi tác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc con người lựa chọn nhớ gì, quên đi những gì.

Giáo sư Carstensen tin rằng não bộ chọn xử lý, giữ lại những hình ảnh, thông tin xuất hiện trong các tình huống căng thẳng để có thể giải quyết khi gặp những vấn đề tương tự lần nữa.

"Ở độ tuổi còn trẻ, mỗi người thường có suy nghĩ họ còn tương lai dài phía trước và phải thu thập thật nhiều thông tin, kiến thức giúp họ 'quản lý' phần đời của mình. Trong khi đó, khi lớn tuổi hơn, họ dần chuyển sang sống cho hiện tại và do đó, tập trung vào những kỷ niệm mang sắc thái tươi sáng, tốt đẹp hơn", cô giải thích.

Cập nhật: 18/01/2022 Theo Sciencedaily/Zing
  • 2.557