Vì sao con người không mọc cánh?

  •   2,45
  • 6.371

Xưa kia, con người chưa xuất hiện trên Trái đất. Con người tiến hóa từ loài cá sống trên Trái đất cách đây 500 triệu năm, loài cá này không có tay, chân, cũng không có hàm răng. Theo thời gian, các đời cá về sau biến đổi dần. Một số con mọc tay và chân, và cuối cùng trở thành loài người chúng ta ngày nay.

Những biến đổi dần dần này xảy ra với tất cả các loài động vật qua hàng triệu năm, chúng ta gọi quá trình này là quá trình tiến hóa. Mọi bộ phận trên cơ thể người và các loài động vật khác đều tiến hóa theo cách đó.

Cơ thể của chúng cần biến đổi khác đi một chút để thích nghi với lối sống của loài, dù là trên cạn hay dưới nước.
Cơ thể của chúng cần biến đổi khác đi một chút để thích nghi với lối sống của loài, dù là trên cạn hay dưới nước.

Hai tay, hai chân: Cấu tạo cơ bản cơ thể của động vật có xương sống

Cá là động vật có xương sống đầu tiên có hai đôi chi. Ở người, hai đôi chi này chính là tay và chân, còn ở cá là vây trước và vây sau.

Xa xưa, một số loài cá tiến hóa xương vây và về sau biến thành ngón tay của con người. Hình thái có hai cặp chi trở thành cấu tạo của động vật có xương sống ngày nay.

Tất cả cả động vật có xương sống ngày nay đều có cùng cấu tạo cơ thể là hai tay, hai chân, một đầu với hai mắt, hai lỗ mũi, một miệng có răng, v.v.

Tuy vậy, qua quá trình tiến hóa, một số loài vật không thực sự phát triển chính xác theo cấu tạo đó. Cơ thể của chúng cần biến đổi khác đi một chút để thích nghi với lối sống của loài, dù là loài bay lượn trên không hay loài bơi dưới nước. Đó chính là lý do vì sao chúng mọc cánh.

Động vật bắt đầu bay như thế nào?

Cánh của những động vật có xương sống biết bay, như là chim, chính là những cánh tay đã biến đổi để giúp chúng bay được.

Có thể bạn đã từng nghe đến loài dực long (thằn lằn có cánh), những sinh vật biết bay sống cùng thời với khủng long. Cũng phải trải qua thời gian rất, rất dài, loài dực long mới mọc ra cánh. Cánh của dực long chính là một ngón tay phát triển dài ra và nối với thân bằng một lớp da mỏng gọi là màng.

Dực long không phải là khủng long mà là bò sát biết bay.
Dực long không phải là khủng long mà là bò sát biết bay.

Cách đây khoảng 160 triệu năm, có một nhóm khủng long đã tiến hóa thành chim. Sự tiến hóa này xảy ra sau khi khủng long mọc lông để giữ ấm hoặc làm mát cơ thể tùy điều kiện sống. Sau đó, từ đời này sang đời khác, hai chân trước của chúng dài dần ra và cuối cùng biến thành cánh.

Khủng long bay archaeopteryx
Khủng long bay archaeopteryx đã tuyệt chủng trông hơi giống khủng long và cũng hơi giống chim. Người ta thường nói đến nó như loài trung gian của quá trình tiến hóa từ khủng long có cánh thành chim ngày nay.

Vì sao loài người không tiến hóa mọc cánh?

Tất cả mọi sinh vật sống, trong đó có động vật có xương sống, đều có gene. Gene giống như những quyển sách nhỏ chứa đựng các chỉ dẫn và quyết định cơ thể chúng ta phát triển ra sao, chúng ta biết làm gì. Chúng ta không thể thay đổi những gì gene đã quy định. Ví dụ: gene quyết định màu mắt của bạn là đen, nâu hay xanh, và bạn không thể làm gì để thay đổi màu mắt được.

Chúng ta cũng có những gene quy định cách bố trí các bộ phận trên cơ thể, để đảm bảo cơ thể chúng ta phát triển theo một cách nhất định theo từng giai đoạn phát triển. Ví dụ: cho dù bạn có thể cao hơn anh, chị, em trong nhà nhưng bạn cũng chỉ có hai tay và hai chân chứ không phải 8 chân như loài nhện. Trên thực tế, nhện có 8 chân là do gene của chúng quy định như vậy.

Như vậy một lý do cơ bản mà con người không mọc cánh là vì gene của chúng ta chỉ cho phép chúng ta có tay và chân thôi.

Nhưng giả sử chúng ta có cánh thì sao?

Ngay cả nếu loài người có cánh thì chúng ta cũng không thể bay ngay được.

Để bay được, chúng ta cần có kích thước cơ thể và quá trình trao đổi chất phù hợp. Trao đổi chất là khả năng của cơ thể sử dụng nhiên liệu (như là thức ăn chúng ta ăn vào) để tạo ra năng lượng giúp chúng ta chuyển động.

Chim có khả năng trao đổi chất rất cao, cao hơn chúng ta nhiều. Trái tim của một con chim ruồi có thể đập đến 1.200 nhịp/ phút, trong khi tim của một vận động viên điền kinh chỉ đập nhanh đến mức 220 nhịp/ phút thôi. Điều này có nghĩa là chim ruồi có thể đốt năng lượng tốt hơn con người.

Những loài chim biết bay còn có xương nhẹ hơn rất nhiều để giúp chúng thở dễ dàng hơn, lông vũ giúp nâng cơ thể chúng trong khi bay và hai lá phổi cực kỳ khỏe liên tục bơm đủ ô xy cho cơ thể.

Kể cả đã có cánh thì cũng chỉ khi nào con người cũng có thêm được tất cả những khả năng như vậy thì chúng ta mới có thể bay được. Khủng long cũng mất rất nhiều thời gian tiến hóa để làm cho cơ thể nhỏ hơn và nhẹ hơn rồi mới biến thành chim.

Thế còn những con rồng thì sao?

Mặc dù chúng ta biết rằng rồng không có thật, nhưng một số con rồng trong tưởng tượng vẫn có cơ thể gần giống với động vật có xương sống.

Những con rồng như nhân vật Smaug trong phim “Người Hobbit” chỉ có cánh và chân. Vì thế nếu Smaug là thật thì nó có thể nó cũng biết bay nếu như nó đủ nhẹ, có hệ trao đổi chất và màng tạo thành cánh.

Nếu rồng Smaug có thật thì nó cũng có thể bay được.
Nếu rồng Smaug có thật thì nó cũng có thể bay được.

Mặt khác, con rồng Night Fury trong phim “Bí kíp luyện rồng” có cả tay, chân và cánh. Nếu trong đời thực thì nó sẽ có hai chân và bốn tay. Night Fury không tuân theo quy luật tiến hóa cơ bản, tức là không động vật có xương sống nào lại tiến hóa để có hai chân và bốn tay như vậy.

Các loài côn trùng thì có thể như vậy, nhưng côn trùng không có xương sống vì thế chúng không phải là động vật có xương sống. Như vậy nếu Night Fury có thực thì các nhà khoa học có thể phải gọi nó là một con côn trùng.

Rồng Night Fury trong phim “Bí kíp luyện rồng” rất được yêu thích, nhưng không thể có thật.
Rồng Night Fury trong phim “Bí kíp luyện rồng” rất được yêu thích, nhưng không thể có thật.

Cập nhật: 24/07/2020 Theo Dân Trí
  • 2,45
  • 6.371