Vì sao những người bỏ mạng trên đỉnh Everest sẽ phải nằm tại đó mãi mãi?

  •  
  • 2.158

Là đỉnh cao nhất thế giới, đỉnh Everest cao 8848,86 mét được coi là thử thách cuối cùng đối với vô số người đam mê leo núi. Tuy nhiên, khí hậu khu vực đỉnh Everest khắc nghiệt, độ lạnh cao và thiếu oxy, nhiều người đã phải bỏ mạng trong hành trình chinh phục đỉnh Everest và cuối cùng phải nằm lại đó mãi mãi.

Theo thống kê, từ năm 1921 đến 2021, có tổng cộng 305 người thiệt mạng khi leo lên đỉnh Everest. Trong số đó, một trong những nạn nhân nổi tiếng nhất là "Green Boots". Hơn 20 năm qua, nhiều nhà leo núi đã nhìn thấy "Green Boots" trên đường chinh phục đỉnh Everest, nhưng chưa ai từng đưa anh xuống núi.

"Green Boots" không phải là tên thật của nạn nhân, nhưng anh ta được đặt cho cái tên đó bởi vì khi chết, anh ta mặc một bộ đồ leo núi màu đỏ, quần leo núi màu xanh lam và đi ủng leo núi màu xanh lá cây, hai tay khoanh trước ngực và hai chân co lại thành hình vòng cung với băng tuyết trắng xóa phủ lên người.

Green Boots
Người leo núi đó trông như đang ngủ. Anh nằm nghiêng về một bên, nấp dưới cái bóng của một khối đá. Anh đã kéo mũ lên che lấy gương mặt, đôi tay khoanh trước ngực như để chống lại cái lạnh.

Về danh tính thực sự của "Green Boots", anh ta vẫn chưa được chứng nhận chính thức bởi bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, thế giới bên ngoài thường tin rằng "Green Boots" là nhà leo núi 26 tuổi Tsewang Paljor đến từ Ấn Độ.

Tsewang Paljor sinh ra ở chân đồi của dãy Himalaya và lớn lên trở thành một cảnh sát biên phòng. Năm 1996, Tsewang Paljor dùng số tiền tiết kiệm được để mua một bộ dụng cụ leo núi, gia nhập đội leo núi chuyên nghiệp và bắt đầu thử thách chinh phục đỉnh Everest.

Ban đầu, nhóm leo núi đi theo một lộ trình cố định và mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, ở độ cao 7.000 mét so với mực nước biển, Tsewang Paljor đã kiệt sức. Vì không được rèn luyện thể chất một cách có hệ thống nên việc Tsewang Paljor bị suy nhược cơ thể là điều bình thường.

Tuy nhiên, các đồng đội đi ngày càng nhanh, còn Paljor thì đi ngày càng chậm, và chẳng mấy chốc anh bị lạc với cả nhóm. Kinh nghiệm trước đây cho thấy việc lạc mất đồng đội trên đường chinh phục đỉnh Everest thường dẫn đến những hậu quả tai hại.

Quả nhiên, không lâu sau khi bị lạc, Paljor bị cuốn vào một cơn bão tuyết. Trận bão tuyết nhấn chìm con đường phía trước, nhiệt độ cực lạnh khiến Paljor kiệt sức. Anh chỉ có thể tìm một chỗ đứng dưới vách núi, thứ nhất là để tránh bão tuyết, thứ hai là để bản thân nghỉ ngơi, hồi phục sức lực.

Môi trường khắc nghiệt trên đỉnh Everest vượt xa sức tưởng tượng của con người. 
Môi trường khắc nghiệt trên đỉnh Everest vượt xa sức tưởng tượng của con người.

Anh co chân lên, hai tay ôm lấy ngực, cố gắng duy trì nhiệt độ cơ thể nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, anh quá mệt nên muốn ngủ một lát.

Thật bất ngờ, sau khi chìm vào giấc ngủ lần này, Paljor đã không bao giờ tỉnh lại nữa. Do đỉnh Everest bị băng tuyết bao phủ quanh năm, nhiệt độ cực thấp nên xác của Paljor vẫn được bảo quản rất tốt.

Hơn 20 năm qua, cứ mỗi mùa hè, một lượng lớn nhà leo núi đi qua đây, khi nhìn thấy "Green Boots" ở đây, họ chỉ biết thầm cầu nguyện trong lòng chứ không thể làm gì được cho anh.

Những người quyết tâm chinh phục đỉnh Everest.
Những người quyết tâm chinh phục đỉnh Everest.

Họ không thể đưa anh ta xuống núi khi họ đi xuống?

Trên thực tế, môi trường khắc nghiệt trên đỉnh Everest vượt xa sức tưởng tượng của con người. Ở độ cao trên 7.000 mét, không khí cực kỳ loãng, thấp hơn mặt đất bình thường khoảng 30%. Trong môi trường cực lạnh, "Green Boots" thực sự đã bị hóa thành một cục băng trọng lượng có thể đã vượt quá khi còn sống rất nhiều. Trong môi trường khắc nghiệt như vậy, nhiều người thậm chí còn cảm thấy khó có thể hô hấp một cách bình thường chứ đừng nói là vác thêm một thân xác đã hóa băng nặng trĩu xuống núi.

Từ quan điểm thực tế, nếu bạn muốn mang "Green Boots" xuống núi, bạn phải thành lập một đội cứu hộ leo núi chuyên nghiệp và mang theo thiết bị xử lý chuyên nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, một hoạt động như vậy đòi hỏi một số tiền rất lớn, và ai sẵn sàng chủ động chịu chi ra số tiền này?

 Giấy phép leo núi Everest có giá 11.000 USD đối với người nước ngoài
Giấy phép leo núi Everest có giá 11.000 USD đối với người nước ngoài và 75.000 Rupee đối với người Nepal. Những người leo núi phải trả từ 50.000 - 90.000 USD chi phí để leo lên đỉnh Everest. Một hướng dẫn viên leo núi có kinh nghiệm kiếm được tới 12.000 USD trong mùa leo núi kéo dài 45 ngày trong một năm.

Người ta nói rằng nhiều năm sau, anh trai của Paljor biết rằng em trai mình đã chết trên đỉnh Everest, và anh ấy cũng đã cân nhắc việc đưa thi thể của em trai mình xuống núi. Tuy nhiên, ngay khi anh hỏi rằng chỉ riêng chi phí leo núi đã là một khoản tiền rất lớn, anh không còn cách nào khác là phải từ bỏ ý định này, bởi đơn giản là những gia đình bình thường không thể kham nổi chi phí cao như vậy.

Ngoài "Green Boots", trên đỉnh Everest còn có hai thi thể nổi tiếng, một là "Người đẹp ngủ" ở sườn phía bắc, hai là "Rester" ở sườn phía nam.

Francys Distefano-Arsentiev
"Người đẹp ngủ" là vận động viên leo núi người Mỹ có tên Francys Distefano-Arsentiev. Năm 1998, cô và chồng đã leo lên đỉnh Everest, tuy nhiên, trong quá trình leo xuống, cô mất khả năng di chuyển do thiếu năng lượng. Chồng của Francys quyết định một mình tiếp tục hành trình trở về để chuẩn bị mang đồ tiếp tế lên giải cứu vợ. Tuy nhiên, Francys đã không thể đợi được đến lúc người chồng đến giải cứu, bởi chồng cô không may rơi xuống một khe núi sâu trên đường trở về. Cuối cùng, Francys đã ngủ yên ở đó mãi mãi.


"Rester" có tên thật là Sharp
, một người Anh đam mê leo núi. Năm 2006, Sharp mang theo hai bình oxy dung tích 4 lít để leo lên đỉnh Everest. Trong trường hợp bình thường, những người leo núi nên mang theo năm bình oxy có cùng thông số kỹ thuật. Khi còn cách đỉnh núi 300 mét, Sharp rơi vào tình trạng thiếu oxy và khó thở. Khi đó, có 40 người đi ngang qua anh nhưng không một ai chìa tay giúp đỡ anh. Cứ như vậy, Sharp chết vì thiếu dưỡng khí.

Cập nhật: 03/10/2024 PNVN
  • 2.158