Vào những năm 1940, người Mỹ từng ấp ủ kế hoạch tạo ra một sân bay trên băng, tuy nhiên đây không phải là lý do họ tiếp tục vận hành cơ quan theo dõi băng ở hiện tại.
Nhà phân tích băng của Hải quân Hoa Kỳ (USN) Katherine Quinn đang tiến hành công việc kiểm tra thường lệ đối với 2 tảng băng mới tách ra từ tảng băng trôi A-74 ở Biển Weddell tại Nam Cực.
Tảng băng A-74A lớn hơn có chiều rộng 28 hải lý và chiều dài 18 hải lý còn tảng băng nhỏ hơn A-74B dài 9 hải lý và rộng 4 hải lý - dài tương tự và rộng bằng phân nửa đường kính thủ đô Washington DC của Mỹ.
Công việc của bà Quinn làm dấy lên câu hỏi rằng vì sao USN lại quan tâm đến cách các tảng băng ở "đáy" địa cầu và có hẳn một cơ quan chuyên theo dõi nó?
2 thợ lặn của Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) chuẩn bị lặn tại Nam Cực vào năm 2020.
Trung tâm Băng quốc gia Hoa Kỳ trực thuộc do Bộ Tư lệnh Khí tượng và Hải dương học của USN có trụ sở tại Suitland, Maryland hiện là thực thể duy nhất giám sát sự di chuyển và hình thành các tảng băng trên toàn cầu - và họ đã hoạt động kể từ Thế chiến 2.
Vào những năm 1940, người Mỹ từng ấp ủ kế hoạch tạo ra một sân bay trên băng, tuy nhiên thứ khí tài viễn tưởng đó đã không thành hiện thực - còn ở hiện tại họ vẫn tiếp tục bám sát quá trình hình thành các tảng băng trôi và các chuyển động khác của chúng.
Bà Katherine Quinn giải thích lý do Trung tâm tiếp tục làm việc là để cung cấp thông tin cho các tàu quân sự, tàu nghiên cứu - nhằm lên kế hoạch hoạt động:
"Nếu một con tàu, cho dù đó là tàu Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG), tàu USN, hoặc tàu nghiên cứu - đang đi đâu đó, họ có thể hỏi: 'Đây là nơi chúng tôi sẽ đến. Bạn có thể cung cấp cho chúng tôi những thông tin gì?'"
Một tàu của USCG trong quá trình phá băng ở Nam Cực vào đầu năm 2022.
Được biết ngoài việc theo dõi sự hình thành và dự báo băng, các nhà phân tích từ trung tâm còn được triển khai trên các tàu phá băng của USCG để tiến hành nghiên cứu và cung cấp cho thủy thủ đoàn thông tin.
Tuy nhiên có một lý do còn quan trọng hơn nhiều giải thích sự cần thiết của trung tâm.
Nó liên quan tới việc các quan chức hàng đầu của USN và USCG nhiều lần đề cập về cách các tuyến đường biển mới mở ở Bắc Cực đang "thay đổi bức tranh an ninh quốc gia và tạo ra một cuộc cạnh tranh toàn cầu mới".
Tàu phá băng hạt nhân Arktika của Nga được cho là tàu lớn nhất thuộc loại này trên toàn thế giới.