Tại đất nước Ethiopia, người ta sinh hoạt theo một lịch riêng chậm hơn chúng ta từ 7 đến 8 năm. Tại sao lại như vậy?
Lịch dương mà chúng ta sử dụng để tính toán thời gian có tên là lịch Gregorian. Nó được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1582 bởi Giáo hoàng Gregory XIII.
Ethiopia - quốc gia tại châu Phi giờ mới là năm 2011.
Lịch Ethiopia và lịch Gregorian đều có điểm chung là lấy ngày sinh của chúa Jesus làm điểm bắt đầu của thời gian. Tuy nhiên, khác biệt nằm ở chỗ người ta tính toán ngày sinh của chúa theo những cách khác nhau.
Đối với lịch thông thường, người ta cho rằng Chúa được sinh vào năm 1 Công nguyên. Còn người Ethiopia, họ tin rằng ngày sinh của Chúa là vào năm 7 Trước Công Nguyên. Điều này đã dẫn đến sự khác biệt về cách thức tính toán thời gian giữa hai loại lịch này. Cụ thể là lịch Ethiopia luôn chậm hơn so với lịch của chúng ta từ 7 đến 8 năm.
Có nghĩa, nếu bây giờ là năm 2018, thì theo lịch Ethiopia mới là năm 2011 thôi.
Lịch Ethiopia có 13 tháng trong 1 năm, trong đó 12 tháng đầu tiên có 30 ngày, còn tháng cuối cùng (được đặt tên là Pagume) chỉ có 5 ngày, và chuyển thành 6 ngày với năm Nhuận. Bộ lịch này cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ Kinh thánh.
Sự khác biệt này cũng không đem lại quá nhiều phiền toái cho khách du lịch.
Ví dụ như ngày đầu tiên của tuần được người dân tại đây gọi là Ehud – có ý nghĩa là ngày đầu tiên mà Chúa tạo ra trời và đất. Hệ thống lịch này cũng bắt đầu với ý tưởng về Adam và Eva sống trong Vườn Địa Đàng trước khi ăn trái cấm và bị đuổi đi. Sau thời gian ăn năn, Đức Chúa trời đã hứa sẽ cứu vớt họ sau 5.500 năm - cũng chính là thời điểm mà Chúa Jesus được sinh ra.
Mặc dù Ethiopia sử dụng một hệ thống lịch riêng khác với đa số các quốc gia trên thế giới, nhưng sự khác biệt này cũng không đem lại quá nhiều phiền toái cho khách du lịch. Hầu hết người dân nước này đều biết tới dương lịch, và thậm chí là sử dụng cả hai loại lịch cùng lúc trong sinh hoạt hàng ngày.