Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

  •  
  • 616

Thống kê của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho thấy, viêm mũi dị ứng là bệnh chiếm đến 32,2% các bệnh về tai mũi họng. Tỉ lệ người mắc ngày càng gia tăng do khí hậu biến đổi, môi trường ô nhiễm. Phát hiện sớm triệu chứng và nguyên nhân bệnh, chủ động điều trị là cách duy nhất có thể giải quyết bệnh triệt để, ngừa tái phát.

Viêm mũi dị ứng là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm.
Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm.

Theo thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn – chuyên gia tai mũi họng, GĐ chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường: “Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức trước các dị nguyên. Bệnh thường xảy ra theo mùa hoặc quanh năm”.

Phân chia mức độ bệnh:

  • Viêm mũi dị ứng cấp tính (kéo dài dưới 4 tuần), bệnh diễn ra trong thời gian ngắn và dễ khỏi nếu được xử lý đúng cách.
  • Viêm mũi dị ứng mãn tính (kéo dài trên 12 tuần), triệu chứng tái phát liên tục, điều trị dứt điểm rất khó.

Bệnh viêm mũi không quá nguy hiểm, thường chỉ gây một số triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên trường hợp mãn tính, dị ứng nặng có thể dẫn đến viêm xoang, hen suyễn, polyp mũi hay viêm kết mạc...

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Những tác nhân phổ biến gây bệnh thường là do: môi trường, dị ứng thực phẩm, thuốc...

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Viêm mũi thường phát bệnh theo từng cơn khi tiếp xúc với dị nguyên, dưới đây là 5 dấu hiệu điển hình:

  • Ngứa mũi: Trong hốc mũi sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy ngay khi hít phải dị nguyên
  • Hắt hơi: Hắt hơi liên tục không thể kiềm chế.
  • Ngạt mũi: Có thể xảy ra 1 bên hoặc cả 2 bên gây khó chịu.
  • Chảy nước mũi: Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm và tối.
  • Các triệu chứng khác: đau đầu, chóng mặt, ho khan, mất vị giác, chảy nước mắt, ù tai...

Viêm mũi dị ứng có lây không? Có khỏi được không?

Bác sĩ Tuấn cho hay, viêm mũi dị ứng không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Do đó mọi người không cần lo lắng hay giữ khoảng cách với người mắc bệnh.

Biến chứng của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Theo BS.Tuấn, bệnh này hoàn toàn có thể xử lý dứt điểm tuy nhiên cho đến nay việc giải quyết căn bệnh này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không chủ động chữa trị sớm, đến khi bệnh nặng, gặp biến chứng mới tìm đến bác sĩ.

Các cách chữa viêm mũi dị ứng phổ biến nhất hiện nay

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Đâu là cách điều trị hiệu quả, an toàn? Để có câu trả lời, mời bạn đọc theo dõi tiếp sau đây.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây

Thuốc tây y chữa viêm mũi được bác sĩ kê theo đơn bao gồm: thuốc kháng histamin, thuốc xịt trị nghẹt mũi; thuốc kháng viêm corticosteroid; dùng thuốc tiêm hay liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi...

Thế mạnh của thuốc tân dược đó là giải quyết nhanh phần triệu chứng, các dấu hiệu ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi...giảm thiểu ngay sau khi dùng thuốc.

Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ nếu lạm dụng vì vậy mọi người cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà được áp dụng nhiều nhờ ưu điểm rẻ tiền, nguyên liệu dễ kiếm, dễ áp dụng. Một số mẹo tiêu biểu như:

  • Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối: sử dụng nước muối sinh lý natri clorid 0,9%.
  • Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây như lá lốt, ngải cứu, tỏi, gừng,...

Các bài thuốc dân gian chỉ tác dụng với người bị viêm mũi dị ứng cấp tính. Để chữa viêm mũi dị ứng mãn tính cần phương pháp đặc hiệu hơn theo phác đồ của bác sĩ.

Cập nhật: 04/10/2019 Theo khampha
  • 616