Sau 14 năm trời kể từ ngày tìm thấy nguyên tố 116 (Livermorium), các nhà khoa học toàn cầu cuối cùng cũng đã tìm ra và xác nhận sự tồn tại của nguyên tố thứ 117: Ununseptium.
>>> Bảng tuần hoàn thêm hai nguyên tố siêu nặng
Nguyên tố thứ 117, có tên gọi là "Ununseptium", đã được các nhà khoa học Mỹ và Nga thuộc Viện Hợp tác Nghiên cứu Nguyên tử JINR phát hiện từ năm 2010. Đến 4 năm sau, nghiên cứu nói trên mới được một đội khoa học độc lập khác xác nhận. Sau sự kiện này, tổ chức Hiệp hội Hóa học Thuần nhất và Áp dụng đã chính thức công nhận sự tồn tại của Ununseptium.
Với sự công nhận này, Ununseptium sẽ được đưa vào bảng tuần hoàn, ghi nhận một bước tiến mới của con người về hóa học và các nguyên tố transuranium (các nguyên tố siêu Uranium). Được biết, nghiên cứu tái tạo thành công Nguyên tố 117 lần này do Trung tâm Nghiên cứu Ion GSI Helmhotz (Đức) thực hiện. Cũng giống như JINR, GSI Helmholtz đã chế tạo thành công Ununseptium bằng cách giải phóng các đồng vị Can-xi vào Berkelium phóng xạ.
"Đó không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Tạo ra nguyên tố hoá học thứ 117 đã gần như chạm đến giới hạn của khoa học tại thời điểm này", giáo sư David Hinde tại Đại học Quốc gia Australia trả lời trong một cuộc phỏng vấn với IFLScience. Cũng giống như các nguyên tố siêu Uranium khác, Ununseptium rất bất ổn và chỉ có chu kỳ bán rã phóng xạ khoảng 80 mili-giây.
Song, khoảng thời gian 80 mili-giây vẫn vượt quá sự mong đợi của các nhà khoa học. Điều này mở ra khả năng rằng sau nguyên tố 118 sẽ là một "Hòn đảo ổn định" hoặc "Đảo bền vững". Khái niệm "Hòn đảo ổn định" được dùng để chỉ một loạt các nguyên tố siêu uranium có chu kỳ bán rã phóng xạ tính bằng phút, ngày hoặc thậm chí lên tới hàng triệu năm theo phỏng đoán của các nhà khoa học.