Xác ướp "dã nhân chân to" ra mắt

  •   1,52
  • 9.331

Trong khi khoa học chưa chứng minh được sự tồn tại của "dã nhân chân to" Bigfoot, thì Bảo tàng Kỳ dị nhất thế giới, tại thành phố Austin, Mỹ cho biết sẽ công khai xác ướp đông lạnh của sinh vật này.

>>> Treo thưởng 1 triệu USD để bắt dã nhân

Steve Busti, chủ bảo tàng trên cho biết, họ sẽ tổ chức buổi lễ công khai Bigfoot bắt đầu vào ngày mai, Huffingtonpost đưa tin. Bigfoot còn được gọi với các tên khác như Sasquatch hoặc Yeti, hay Người tuyết, dã nhân.

Xác ướp "dã nhân chân to" ra mắt
Người tuyết Minnesota được bảo quản trong khối băng. (Ảnh: Museum of the Weird)

Trong suốt thập kỷ qua, nhiều người từng cho biết họ thấy sinh vật khổng lồ mang hình dáng con người đầy lông lá đi lại trong các khu rừng. Nhưng đến nay chưa có bằng chứng nào nói về xác chết của loài này do bị săn bắn, hoặc bị tông xe. Tất cả thông tin về chúng chỉ được biết qua bức ảnh và lời kể của nhân chứng.

Giới khoa học từng nhiều lần vào cuộc để tìm hiểu và chứng minh, đưa ra giả thiết về sự tồn tại của sinh vật trên, nhưng họ đều không thành công, Bigfoot vẫn là điều bí ẩn khiến khoa học khó tìm lời giải đáp.

Tiến sĩ Melba S. Ketchum, một chuyên gia của tổ chức DNA Diagnostics tại thành phố Nacogdoches, bang Texas, Mỹ từng tuyên bố rằng, trong vài năm qua bà và nhiều đồng nghiệp đã phân tích và so sánh DNA trong 20 mẫu lông, máu, nước tiểu, nước bọt của những động vật mà người ta nghi là dã nhân chân to. Bà cho rằng, rất có thể dã nhân chân to là một loài có quan hệ họ hàng với người.

Xác ướp "dã nhân chân to" ra mắt
Bức ảnh mô tả hình dáng của dã nhân chân to. (Ảnh: Wikipedia)

Thông tin về Bigfoot xuất hiện từ năm 1968. Người phát hiện ra Người tuyết Minnesota là ông Frank Hansen. Ban đầu, người này khai tìm thấy Người tuyết ở Siberia, sau đó, ông thú thực là ông đã bắn chết sinh vật ở bang Minnesota, Mỹ và ông đã ướp xác sinh vật lạ vào băng. Xác ướp này sẽ triển lãm tại Bảo tàng Kỳ dị nhất thế giới, ở bang Texas ngày mai, nhằm thỏa mãn sự hiếu kỳ của người xem.

Theo VNE
  • 1,52
  • 9.331